Đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ở chung nhà với F0, liệu có bị nhiễm bệnh lại?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/08/2021 06:35 AM (GMT+7)

Việc mắc COVID-19 rồi vẫn hoàn toàn có thể mắc lại, vì thế khi đã được công bố khỏi bệnh vẫn phải tuân thủ cách ly theo đúng quy định.

Đức Anh (TP.HCM) (ducanhpchcm@yahoo.com)

Gia đình tôi có 2 người bị F0 đang điều trị tại nhà, qua xét nghiệm tôi đã có kết quả 3 lần âm tính, được công bố khỏi bệnh. Người thân tôi thì vẫn đang dương tính, vậy liệu tôi có thể bị lây COVID-19 nữa không? Ở chung nhà với ca F0 tôi cần phải làm gì?

Đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ở chung nhà với F0, liệu có bị nhiễm bệnh lại? - 1
PGS Trần Đắc Phu

Khi đã mắc COVID-19 thì trong cơ thể ít nhiều cũng đã có kháng thể. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể mắc lại COVID-19, vì thế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là trong gia đình đang có ca F0 được điều trị tại nhà.

Thực tế, cho thấy có nhiều trường hợp vẫn bị tái dương tính sau khi điều trị khỏi. Tuy nhiên, vì cơ thể đã sinh kháng thể nên lượng virus trong người thấp, vì thế ít có nguy cơ lây cho người khác và nếu có mắc cũng giảm triệu chứng nặng. Ngay cả việc tiêm vắc xin COVID-19 vẫn có khả năng mắc bệnh vì không loại vắc xin nào hiện nay có hiệu lực bảo vệ 100%.

Đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ở chung nhà với F0, liệu có bị nhiễm bệnh lại? - 2

F0 điều trị tại nhà cần tuân thủ nghiêm quy định của Bộ Y tế.

Đối với việc điều trị, cách ly F0 điều trị tại nhà, hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể, ngay cả trường hợp mắc COVID-19 sau khi được công bố khỏi bệnh cũng cần phải tuân thủ cách ly tại nơi cư trú. Theo đó, cần tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, phải đảm bảo cách ly phòng riêng, không tiếp xúc ngay cả với người trong gia đình…

Hải An (cauvongtuye***@gmail.com)

Em tôi tiêm vắc xin được 1 tuần thì phát hiện bị COVID-19, vậy vắc xin có phát huy tác dụng không?

Đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ở chung nhà với F0, liệu có bị nhiễm bệnh lại? - 3
TS.BS Trương Hữu Khanh

Có thể người thân của bạn đã mắc bệnh trước khi tiêm vắc xin. Về vấn đề này cũng không nên quá lo lắng vì cơ thể vẫn sinh ra kháng thể và phát huy tác dụng bảo vệ, giảm các triệu chứng nặng khi được tiêm vắc xin.

Minh Trí (trihcmcity@gmail.com)

Tôi bị cao huyết áp, vậy có nên tiêm vắc xin hay không?

Đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ở chung nhà với F0, liệu có bị nhiễm bệnh lại? - 3
TS.BS Trương Hữu Khanh

Theo hướng dẫn khám sàng lọc của Bộ Y tế, cao huyết áp không thuộc nhóm đối tượng phải chống chỉ định hay trì hoãn tiêm vắc xin. Tuy nhiên, Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng chỉ rõ, đây là đối tượng cần phải khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng. Về vấn đề này, khi khám sàng lọc nhân viên y tế sẽ có những tư vấn, hướng dẫn cụ thể nếu thấy huyết áp có bất thường.

Trường hợp bị cao huyết áp đủ điều kiện tiêm vắc xin, sau khi tiêm xong vẫn phải uống thuốc đều, vì thuốc không có ảnh hưởng gì đến việc tiêm ngừa vắc xin và nên theo dõi huyết áp từ 4 đến 6 giờ.

Quốc Hải (Hai1953***@gmail.com)

Tôi 68 tuổi, bị phổi tắc nghẽn mãn tính có nên tiêm vắc xin COVID-19 không?

Đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ở chung nhà với F0, liệu có bị nhiễm bệnh lại? - 3
TS.BS Trương Hữu Khanh

Theo quy định về Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng, những đối tượng có bệnh nền, bệnh mãn tính cần phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng. Trường hợp đủ điều kiện tiêm thì cần được tiêm càng sớm càng tốt, vì những người mắc bệnh lý nền thường có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc COVID-19 và khi mắc có nguy cơ bị nặng hơn người bình thường.

Tôi không sốt, đau sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, liệu có đáng lo?
Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có trường hợp không xuất hiện triệu chứng gì, điều này liệu có tốt hay không, TS BS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị...

Vắc xin COVID-19

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách phòng, chữa COVID-19