Đường trắng hay đường vàng tốt hơn?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 20/07/2022 14:27 PM (GMT+7)

Khi sử dụng đường, người tiêu dùng như đứng trước “ma trận” vì có rất nhiều lựa chọn khác nhau như đường trắng, đường đỏ, đường nâu… và không hề biết loại nào tốt hơn loại nào. 

Nghe audio
0:00
0:00
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh

Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Đường vừa là gia vị, vừa là đồ uống không thể thiếu trong sinh hoạt, ăn uống của nhiều người. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, đường có nhiều vai trò đối với cơ thể như cung cấp năng lượng, giúp tinh thần thoải mái, cải thiện tâm trạng…

Tuy nhiên, hiện có rất nhiều loại đường trên thị trường và người tiêu dùng khó phân biệt loại nào tốt cho sức khỏe. Có quan điểm cho rằng đường kính trắng là tốt nhất vì nó đã được tinh chế sạch sẽ, hạn chế được những tạp chất. Không ít người khác lại có quan điểm ngược lại, cho rằng đường đỏ, đường nâu mới tốt vì nó giữ được chất tự nhiên.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia Công nghệ thực phẩm) cho rằng, đa số các loại đường hiện nay ở nước ta đều được làm từ mía, trải qua quá trình sản xuất sẽ cho ra các sản phẩm như đường đỏ, đường trắng, mật mía…

Có nhiều loại đường khiến người dân như lạc vào ma trận mà không biết loại nào tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Có nhiều loại đường khiến người dân như lạc vào ma trận mà không biết loại nào tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Với đường trắng: PGS Thịnh cho biết, để có được thành phẩm, nhà sản xuất phải qua các công đoạn tinh chế rất cao, các vitamin, khoáng chất... có trong mía đều bị loại bỏ hết, chỉ còn saccarozo. Do vậy, đường trắng 99,8% thành phần là saccarozo.

Với đường nâu - đường đỏ: Loại đường này đa số được sản xuất thủ công, do vậy nó sẽ giữ được một số các vitamin và khoáng chất, nhưng chỉ còn rất ít, chỉ khoảng 10%. Khoảng 90% còn lại vẫn là saccarozo.

Chính vì giữ lại được các vitamin, khoáng chất có trong cây mía nên đường đỏ, đường nâu khi ăn có đượm mùi thơm của mật hơn, do vậy phù hợp với việc chế biến món ăn thông thường. Còn đường trắng do đã tinh chế hết, nên không còn mùi mía và nó phù hợp để pha chế đồ uống như cà phê.

Qua các phân tích trên, PGS Duy Thịnh cho rằng, nếu xét về mặt dinh dưỡng thì đường trắng là kém nhất, còn đường nâu, đường đỏ, mật mía có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn do giữ được nhiều vitamin và khoáng chất. Còn về bản chất, từ mật đến các loại đường làm từ mía đều là đường saccarozo.

“Nếu so sánh với nhau thì mật mía tốt hơn đường trắng, tuy nhiên không phải tốt là chúng ta được ăn nhiều. Bởi ăn nhiều đường (đồ ngọt) là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì, nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, tim mạch... Trẻ con, người già, người thừa cân béo phì nên hạn chế ăn đường.

Mật mía tốt hơn các loại đường được sản xuất từ mía vì giữ lại được nhiều vitamin và khoáng chất. (Ảnh minh họa)

Mật mía tốt hơn các loại đường được sản xuất từ mía vì giữ lại được nhiều vitamin và khoáng chất. (Ảnh minh họa)

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, các khuyến cáo hiện nay đều cho rằng một người  phụ nữ bình thường không nên dùng quá 25g đường/ngày thông qua việc ăn uống. Còn đối với nam giới thì không quá 38g đường/ngày.

Một vấn đề bác sĩ Hưng cảnh báo tới các bậc phụ huynh là việc cho con ăn quá nhiều bánh kẹo, uống trà sữa, nước ngọt vì chúng cũng là sản phẩm chứa nhiều đường. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đặc biệt với trẻ lười vận động thì có thể khiến quá trình dậy thì bị đẩy nhanh hơn.

Ngoài ra, ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Đường fructozo được chuyển hóa ở gan và các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đường dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Để kiểm soát lượng đường ăn vào cơ thể, các chuyên gia cho rằng mọi người có thể lựa chọn các loại đường ăn kiêng, tuy có vị ngọt nhưng lại ít năng lượng. Ngoài ra hạn chế việc dùng quá nhiều đồ ngọt/ngày. 

“Thực tế, việc uống nước, dùng đường nấu ăn hay thậm chí ăn hoa quả thường không bổ sung quá nhiều đường vào cơ thể. Nguồn đường nhiều nhất nạp vào là từ các loại bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga, trà sữa… Do vậy, mọi người cần hạn chế các sản phẩm này”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Ham ăn đồ ngọt nhưng sụt hẳn 10kg, người đàn ông 40 tuổi bất ngờ khi đi xét nghiệm
Dù mới gần 40 tuổi nhưng bệnh nhân C. vô cùng hốt hoảng, lo lắng vì mắc phải căn bệnh mà trong suy nghĩ của anh chỉ có người già mới gặp phải.

Bệnh tiểu đường..

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh