Lan truyền “mẹo chữa bỏng không để lại sẹo của lính cứu hỏa” và cảnh báo từ chuyên gia

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 08/07/2021 14:16 PM (GMT+7)

Việc sơ cứu, điều trị bỏng không đúng cách sẽ gây nên những hệ lụy rất lớn với sức khỏe vì ngoài khiến vết thương lâu khỏi còn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ bài viết về cách sơ cứu khi bị bỏng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo bài chia sẻ, đây là phương pháp được dạy cho nhân viên cứu hỏa. Cụ thể: nếu bị bỏng cần phải xử lý vết thương dưới vòi nước lạnh, sau đó bôi lòng trắng trứng gà lên thì dù vết bỏng nặng đến đâu cũng sẽ lành và không để lại sẹo.

Bài viết còn dẫn chứng một trường hợp bị bỏng nước sôi gần hết bàn tay, rất đau rát, sau đó họ để tay dưới vòi nước lạnh, rồi đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút, sau đó ngâm tay vào. Vết bỏng của nạn nhân nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng ở phía ngoài.

“Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng.

Đến chiều thì họ không còn cảm thấy đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thế nào cũng để lại sẹo khủng khiếp lắm. Nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết bỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường”, nội dung bài viết chia sẻ.

img alt src/upload/3-2021/images/2021-07-08/bong1-1625715570-674-width600height285.jpg stylewidth: 600px; height: 285px; /

Lan truyền “mẹo chữa bỏng không để lại sẹo của lính cứu hỏa” và cảnh báo từ chuyên gia - 2

Nội dung bài chia sẻ trên mạng xã hội nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Ảnh chụp lại màn hình.

Trước thông tin bài viết trên, Ths.BS Nguyễn Thống - nguyên trưởng Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, nội dung thông tin bài viết chỉ đúng một phần, người dân tuyệt đối không nên thực hiện theo toàn bộ.

Theo BS Nguyễn Thống, thông tin khi bị bỏng nên rửa vết thương dưới vòi nước mát là chính xác. Việc làm này ngoài tác dụng làm dịu vết bỏng còn có thể phần nào giúp loại bỏ những dị vật, chất bẩn có trên vết thương.

Tuy nhiên, việc lấy lòng trắng trứng gà bôi, đắp lên vết thương rất nguy hiểm, cả thế giới và Việt Nam chưa có nghiên cứu, báo cáo khoa học nào chứng minh cách này có thể sơ cứu hay chữa bỏng.

BS Thống cho biết việc bôi lòng trắng trứng gà lên vết bỏng còn có nguy cơ đối mặt với việc nhiễm khuẩn rất cao vì bản chất bỏng là vết thương hở, khi bôi trứng gà lên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào.

Dùng lòng trắng trứng chữa bỏng để lại hàng loạt nguy cơ.

Dùng lòng trắng trứng chữa bỏng để lại hàng loạt nguy cơ.

Ngoài ra, nếu bôi lòng trắng trứng gà lên vết bỏng, khi các chất này khô lại, đóng bên ngoài vết bỏng sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ xử lý sau đó tại bệnh viện. Theo đó, khi bệnh nhân đến viện, các bác sĩ sẽ phải lấy các lớp màng bám ở phía ngoài ra, sau đó mới xử lý được vết thương. Việc này không chỉ làm mất thời gian mà còn khiến nạn nhân đau đớn hơn.

“Thực tế, rất nhiều vụ nạn nhân bị bỏng toàn thân hoặc bị nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Vì vậy, không thể bôi trứng gà lên hết cơ thể để chữa bỏng được, chính vì lý do đó người dân cần phải cân nhắc, chọn lọc các thông tin chia sẻ trên mạng xã hội”, BS Thống cảnh báo.

Không chỉ việc bôi trứng gà, một số kinh nghiệm chữa bỏng được lưu truyền như bôi kem đánh răng, dùng xăng rửa vết thương vì xăng rất mát - lạnh… đều là phương pháp phản khoa học khiến tình trạng bỏng càng trầm trọng hơn.

Để sơ cứu người bị bỏng, BS Nguyễn Thống tư vấn:

- Đầu tiên phải giúp nạn nhân tránh tiếp xúc với tác nhân gây bỏng.

- Ngâm, rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch, tuyệt đối không nên lột bỏ quần áo nạn nhân ngay vì có thể sẽ làm vết thương trầm trọng hơn.

- Vừa ngâm vết thương trong nước sạch, vừa loại bỏ dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên vết thương.

- Che phủ tạm thời vết bỏng bằng băng - gạc y tế, vải sạch (mềm), không nên băng ép quá chặt.

- Bù nước điện giải sau khi bị bỏng

- Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn.

Từ vụ ca sĩ Hồng Ngọc bị bỏng, BS hướng dẫn cách sơ cứu nhanh nhất để tránh tổn thương
Khi bị bỏng tuyệt đối không được hoảng, đặc biệt là với người sơ cứu, vì mất bình tĩnh sơ cứu sai cách khiến vết thương càng nặng thêm.

Các vụ tai nạn hi hữu

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ Bị Bỏng