Loại gia vị “thần thánh” giúp món ăn ngon ngọt, nhiều gia đình lạm dụng khiến sức khỏe “xuống dốc không phanh”

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/10/2024 12:12 PM (GMT+7)

Không phải muối, cũng chẳng phải bột canh, loại gia vị này được rất nhiều người ưa chuộng để nêm nếm trong các món ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo có thể dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng sai cách.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/4-2024/images/phuongld/loai-gia-vi-than-thanh-giup-mon-an-ngon-ngot-nhieu-gia-dinh-dang-lam-dung-khien-suc-khoe-xuong-doc-k-nem1-1729743657-835-width780height488.jpg /

Nếu như trước đây, muối là gia vị chủ yếu để tạo vị trong các bữa ăn gia đình, sau đó muối được thay thế bằng các loại bột canh với mục đích giảm độ mặn, tăng hương vị món ăn. Giờ đây, hạt nêm chính là lựa chọn số 1 của rất nhiều gia đình Việt trong nấu nướng, chế biến món ăn.

Thế nhưng, các chuyên gia lại cho rằng, sử dụng hạt nêm vô tội vạ như nhiều gia đình đang làm hiện nay là rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tăng nguy cơ bệnh tật về lâu dài.

Loại gia vị “thần thánh” giúp món ăn ngon ngọt, nhiều gia đình lạm dụng khiến sức khỏe “xuống dốc không phanh” - 2

Dùng nhiều hạt nêm hoặc dùng thay hoàn toàn muối là một sai lầm. Ảnh minh họa. 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm, cho biết dù gọi là hạt nêm, được giới thiệu tăng độ ngon ngọt cho món ăn, nhưng hàm lượng chính trong hạt nêm vẫn là muối, sau đó là chất điều vị, rồi mới đến các chất đạm hoặc bột của các loại rau củ tùy từng nhà sản xuất.

Ông Thịnh còn cho biết, để phục vụ nhu cầu từng đối tượng khách hàng, trên thị trường còn có cả hạt nêm cho người ăn kiêng, ăn chay được làm từ củ quả, nấm. Còn lại, đa số các loại hạt nêm được làm từ thịt lợn, thịt gà là chính.

Sở dĩ nhiều gia đình thay đổi thói quen dùng gia vị từ muối, bột canh sang hạt nêm vì sự thổi phồng của quảng cáo. Ngoài ra, hạt nêm có thêm chất đạm, chất tạo vị nên khi nêm nếm nhiều tạo nên vị đậm đà, nước ngọt hơn nên nhiều người ưa thích”, ông Thịnh cho hay.

Tuy nhiên, điều nguy hại nhất cho sức khỏe đó là lượng muối trong hạt nêm khá nhiều, trong khi mọi người sử dụng thường cho “tất tay” bao giờ lên vị mới thôi. Như vậy, nguy cơ nạp thừa muối vào cơ thể là hoàn toàn có thể xảy ra.

Các loại canh thường được cho rất nhiều hạt nêm, như vậy cơ thể sẽ phải nhận một lượng muối rất lớn. Ảnh minh họa.

Các loại canh thường được cho rất nhiều hạt nêm, như vậy cơ thể sẽ phải nhận một lượng muối rất lớn. Ảnh minh họa. 

Ăn quá nhiều hạt nêm không chỉ một người thừa muối, mà cả gia đình cùng bị. Trong khi ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận”, ông Thịnh chia sẻ.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cảnh báo, người dân không hề biết quy trình sản xuất, vì thế ăn nhiều hạt nêm mà bỏ muối hoặc bột canh có i-ốt, từ đó sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất này. Việc thiếu i-ốt gây nên nhiều hệ lụy với sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ. Do vậy, tùy món mới nên dùng hạt nêm, không loại bỏ muối i-ốt hoặc bột canh i-ốt ra ngoài bếp ăn của mỗi gia đình.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn, Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng, nhiều người sợ ăn mặn nên bỏ muối, chuyển sang hạt nêm và dùng với số lượng lớn là rất nguy hiểm, bởi loại gia vị này vẫn chứa muối.

Theo bác sĩ Hưng, việc sử dụng quá nhiều muối, gia vị chứa muối và các thực phẩm chứa muối gắn liền với nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, bệnh lý dạ dày…

Tuyệt đối không dùng các loại hạt nêm cân, không có nhãn mác. Ảnh minh họa.

Tuyệt đối không dùng các loại hạt nêm cân, không có nhãn mác. Ảnh minh họa. 

Để dùng hạt nêm đúng cách, bác sĩ Hưng khuyên mọi người nên đọc nhãn thành phần trước khi sử dụng để xác định lượng muối có trong sản phẩm. Theo khuyến cáo, người trưởng thành không mắc bệnh lý chỉ dùng dưới 5g muối/ngày (gần 1 muỗng cà phê), bao gồm cả các loại gia vị và thực phẩm chứa muối.

Khi dùng hạt nêm cần tiết chế để tránh nạp nhiều muối vào cơ thể, đồng thời hạn chế các gia vị chứa muối khác để đảm bảo đúng số lượng như khuyến cáo của WHO. Ngoài ra, người dân cần chú ý tới nguồn gốc của sản phẩm, chỉ nên mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không dùng các loại hạt nêm bán theo cân, không rõ nhãn mác, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Chuyên gia nhắc 3 bộ phận cần bảo vệ khi trời lạnh, tiếc là nhiều người lại chủ quan khiến cơ thể kêu cứu
Khi trời lạnh rất nhiều người chủ quan, chỉ mặc ấm ở phần thân cơ thể, bỏ qua một số bộ phận quan trọng khiến cơ thể bị ảnh hưởng.

Sống khỏe mùa lạnh

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh