Loại gia vị trong bếp nhà nào cũng có, khi sử dụng thường xuyên mắc 2 sai lầm khiến cả nhà dễ “bệnh chồng bệnh”

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 05/11/2024 12:12 PM (GMT+7)

Dù là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của các gia đình, tuy nhiên khi sử dụng rất nhiều người mắc phải những sai lầm có thể gây hại cho sức khỏe.

Dầu ăn là gia vị tạo độ béo cho món ăn, giúp món ăn hấp dẫn hơn, nhưng nếu dùng không đúng cách có thể sẽ gây hại cho sức khoẻ. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm cho biết, dầu ăn và mỡ còn được gọi chung là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể, theo đó cứ 1g dầu ăn hoặc mỡ cung cấp khoảng 9kcal cho cơ thể.

Về vai trò của dầu ăn, bà Lâm cho biết, ngoài cung cấp năng lượng, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu vi chất, tăng cường dinh dưỡng. “Với trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi ăn dặm cần ăn đủ lượng chất béo mỗi ngày, nếu không dễ bị chậm tăng cân, chậm phát triển.

Với người lớn, chất béo có vai trò quan trọng giúp hấp hấp thu các loại vitamin như vitamin A, vitamin D, viamin E, vitamin K. Khẩu phần ăn thiếu chất béo khiến cho việc hấp thu các vitamin trên bị giảm”, bác sĩ Lâm cho hay.

Dầu ăn hay mỡ phải biết cách sử dụng, dùng đúng liều lượng mới không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa.

Dầu ăn hay mỡ phải biết cách sử dụng, dùng đúng liều lượng mới không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa. 

PGS Lâm cho rằng, mỗi ngày một người trưởng thành cần ăn 45g chất béo, nguồn chất béo có thể đến từ dầu, mỡ hoặc thịt có chứa mỡ… “Không ăn đủ chất béo cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu lạm dụng ăn quá nhiều, nhất là sử dụng không đúng cách, thiếu khoa học cũng sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng như béo phì, mỡ máu, ung thư, tim mạch”, bác sĩ Lâm cảnh báo.

Theo PGS Lâm, sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng dầu ăn đó là, dùng quá nhiều dầu trong chế biến món ăn ở nhiệt độ cao. Theo đó, nhiều người sợ mỡ động vật béo, nên dùng dầu ăn để xào, rán, chiên thực phẩm diễn ra ngày càng phổ biến. Trong khi ở nước ngoài, đa số họ dùng dầu ăn để trộn salad là chủ yếu. Cách ăn này sẽ giữ được các cầu nối đôi của axit béo không no trong dầu. “Việc dùng dầu ăn chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi, biến chất dầu ăn, từ đó làm tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý với cơ thể”, bác sĩ Lâm nói.

Một sai lầm cũng khá thường gặp khác đó là sử dụng lại dầu ăn đã qua chiên rán để tiết kiệm. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây hại lên gấp hai lần so với việc dùng dầu để chiên rán. “Rất nhiều người rán đậu, rán nem xong tận dụng dầu thừa để rán lại hoặc chế biến món khác. Đây là một sai lầm rất phổ biến, các gia đình cần phải thay đổi", bác sĩ Lâm chia sẻ.

Theo đó, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ sinh ra chất béo chuyển hóa trans fat, rất độc cho sức khỏe. Loại chất béo này có thể làm tăng mức LDL-cholesterol “xấu” trong máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, mọi người đi ăn hàng quán vỉa hè, việc dùng lại dầu chiên rán là rất phổ biến, đây chính là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe hàng ngày.

Các loại dầu ăn có mùi khét, đã qua sử dụng tuyệt đối không dùng để chế biến đồ ăn. Ảnh minh họa.

Các loại dầu ăn có mùi khét, đã qua sử dụng tuyệt đối không dùng để chế biến đồ ăn. Ảnh minh họa. 

Để sử dụng dầu ăn an toàn, PGS Nguyễn Thị Lâm khuyên mọi người nên:

- Chỉ dùng một lượng dầu vừa đủ để chế biến, vừa tránh lãnh phí, vừa không bị thừa, từ đó giảm tác hại với cơ thể;

- Mọi người cần có thói quen đọc nhãn dán sản phẩm, vì có những loại dầu phù hợp cho chiên rán, có loại chỉ phù hợp để nấu canh, trộn salad. Khi chiên rán tốt nhất nên dùng mỡ động vật sẽ an toàn hơn;

- Không chiên rán ở nhiệt độ cao, khi chế biến cần điều chỉnh mức độ nhiệt vừa phải;

- Tuyệt đối không dùng dầu mỡ thừa để chế biến các món ăn khác hoặc chiên rán trong những lần sau;

- Kể cả dùng dầu chiên rán trong lần đầu tiên, nhưng nếu ngửi thấy mùi khét cần loại bỏ ngay, vì mùi khét là do các cầu nối đôi trong dầu vị vỡ. Khi đó, dầu ăn không còn tác dụng, sinh ra trans fat rất hại cho sức khỏe, dễ gây ra mỡ máu cao.

12 loại rau quả được yêu thích nhưng ngậm nhiều thuốc trừ sâu, từ 10.000 đồng có thể mua, khi ăn cần chú ý một điều
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng thuốc trừ...

Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm