Loại rau chỉ vài nghìn một bó, ai cũng chỉ dùng ngọn mà không biết phần gốc mới là “thần dược” trời cho

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 01/07/2023 18:47 PM (GMT+7)

Dù có giá rất rẻ nhưng nếu đơn thuần chỉ dùng ngải cứu làm thực phẩm thì quá lãng phí, vì phần gốc bị vứt bỏ quá nhiều, trong khi đây là vị thuốc quý.

Lương y Bùi Đắc Sáng

Nơi công tác: Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Ngải cứu là loại rau không còn quá xa lạ, chúng không chỉ dùng ăn hàng ngày, mà còn là vị thuốc với nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong thực tế, ngải cứu rất rẻ, chỉ 5000 đến 7000 đồng/bó, nhưng nếu chỉ làm thực phẩm thì đa số mọi người chỉ lấy phần ngọn, còn phần gốc vứt đi.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, đây là sự lãng phí rất lớn, vì phần gốc, lá già của ngải cứu cũng có nhiều công dụng, thậm chí là chữa được bệnh, nhất là với phụ nữ

“Khi mua rau ngải về, có thể lấy phần ngọn nấu ăn, còn phần gốc và lá già chưa sử dụng ngay đem rửa sạch, phơi khô và cất cẩn thận để sau dùng dần. Không nên lãng phí vứt bỏ vị thuốc quý này”, ông Sáng cho hay.

Mọi người không nên chỉ lấy ngọn, vứt bỏ gốc ngải cứu vì đây là vị thuốc có nhiều tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Mọi người không nên chỉ lấy ngọn, vứt bỏ gốc ngải cứu vì đây là vị thuốc có nhiều tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, ngải cứu không chỉ là loại cây gia vị mà còn là một vị thuốc, có hiệu quả trong điều trị xương khớp, giảm đau và an thần. Đặc biệt, vị đắng và tinh dầu có trong ngải cứu giúp chống viêm loét dạ dày. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi chứa thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Uống trà ngải cứu thường xuyên giúp lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại nhiều bệnh tật.

Với phụ nữ, ngải cứu giúp điều hòa huyết mạch, chữa chứng khí hư đới hạ, làm ấm tử cung và dễ thụ thai, giúp người nhẹ nhàng, thông huyết ứ đọng, kinh nguyệt bế tắc, giải được uế khí, tiêu tà khí ứ trệ.

Tham khảo một số bài thuốc từ ngải cứu tốt với chị em:

- Chữa mặt nổi mụn nước lở ngứa sưng phù chảy nước vàng, miệng lở: Dùng lá ngải tươi, dấm thanh (dấm gạo) nấu lấy nước cốt bôi ngày vài lần, dần khỏi.

- Chữa chứng sản dịch lâu ngày không sạch ở phụ nữ sau sinh: Lá ngải hầm gà hoặc cá chép ăn tuần vài lần.

Phần gốc và lá già của ngải cứu có thể rửa sạch dùng ngâm chân có tác dụng rất tốt. (Ảnh minh họa)

Phần gốc và lá già của ngải cứu có thể rửa sạch dùng ngâm chân có tác dụng rất tốt. (Ảnh minh họa)

- Hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang: Lấy một lượng ngải cứu khô tương đương 1-2 thìa cà phê (1-3g), hãm với nước sôi 10-15 phút, có thể cho thêm gừng vào để tăng hương vị và hiệu quả. Bảo quản nước ấm, ngày uống đều đặn 3 lần. Kiên trì sử dụng, bạn sẽ thấy kinh nguyệt sẽ sớm, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

- Ngâm chân với nước ngải cứu nóng mỗi ngày có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi ẩm ướt, lạnh lẽo trong cơ thể. Ngải cứu có thể đả thông 12 kinh mạch, điều hòa âm dương. Không nên ngâm quá lâu, 15-30 phút là thích hợp nhất, mỗi tuần 3-4 lần, tránh thực hiện vào đêm khuya. Người bị sốt, huyết áp thấp, tiểu đường nếu dùng ngải cứu để ngâm chân cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Loại rau đang vào mùa nhưng vẫn dễ ngậm cả kho hóa chất, chuyên gia bày cách rửa và nấu này ai cũng nên biết
Đậu đũa được đánh giá là nhóm rau có thể tồn dư hóa chất khá nhiều, tuy nhiên nếu biết cách lựa chọn, sơ chế và chế biến sẽ hạn chế được đáng kể, nhằm...

An toàn thực phẩm

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh