Dù có rất nhiều ý tưởng nhưng lại không thể tập trung để hoàn thành, trong cuộc sống thường xuyên bị bốc đồng, liệu tôi có bị tăng động giảm chú ý? Thạc sĩ, bác sĩ trị liệu tâm lý Nguyễn Hồng Bách (Viện Tâm lý và Truyền thông) sẽ giải đáp thắc mắc này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách hiện đang là Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền Thông, thuộc Hội Tâm lý học Việt Nam.
Tôi 34 tuổi, công việc và cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi tôi hay bị bốc đồng. Trong công việc, tôi thích đa nhiệm, có nhiều ý tưởng nhưng không thể tập trung và hành động nên giảm hiệu quả, cản trở sự phát triển của bản thân.
Các bạn thường nói tôi bị tăng động, giảm chú ý (ADHD) và nên đi khám. Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu thì ADHD chỉ gặp ở trẻ nhỏ, chứ chưa thấy nói đến hội chứng này ở người lớn. Bác sĩ cho tôi hỏi, ADHD có gặp ở người lớn không và có chữa khỏi nếu mắc phải không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) hoàn toàn có thể gặp ở người trưởng thành.
Mặc dù gọi là ADHD người lớn, nhưng thực ra nó đã tồn tại từ thuở ấu thơ, nhưng chưa được phát hiện ra. Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn là một rối loạn bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy như giảm hiệu suất làm việc, học tập kém và lòng tự trọng thấp.
Dấu hiệu người lớn bị tăng động giảm chú ý:ADHD ở người lớn thường khó nhận biết hơn so với trẻ nhỏ và dễ nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác. Ví dụ như trẻ nhỏ bị tăng động giảm chú ý thường hoạt động quá mức, luôn tay, luôn chân, khó lắng nghe, khó tập trung chú ý. Với người lớn, ADHD thường có biểu hiện bồn chồn, hay quên, không tập trung hoặc trì hoãn công việc, hay lo lắng… Trong đó, dấu hiệu chỉ điểm đáng chú ý nhất là không tập trung, bỏ dở công việc và không hoàn thành đúng thời hạn.
Những người hay bốc đồng, không tập trung hoàn thành công việc có thể do mắc ADHD. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, nhiều người trưởng thành còn có dấu hiệu hiếu động khi bị tăng động giảm chú ý, ví dụ như thường xuyên ra khỏi chỗ ngồi, khó tham gia vào các hoạt động yên tĩnh, luôn di chuyển, nói nhiều, bốc đồng, khó xếp hàng chờ đợi, ngắt lời người khác...
Để xác định một người trưởng thành có bị ADHD hay không, các bác sĩ, nhà trị liệu thường sẽ dựa trên ba bước sau để chẩn đoán. Đầu tiên là tìm kiếm các dấu hiệu, triệu chứng ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh. Thứ hai, cần đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể khiến người bệnh có các hành vi đáng nghi ngờ. Thứ ba, người bệnh có một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác kèm theo hay không.
Đáng chú ý, khi bị ADHD ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, nếu không được quan tâm, cải thiện bằng các liệu pháp hoặc dùng thuốc, có thể dẫn đến những hậu quả như rơi vào khủng hoảng, trầm cảm.
Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở người lớn:Những yếu tố có thể kích hoạt tăng động giảm chú ý ở người lớn là căng thẳng, thiếu ngủ, suy dinh dưỡng và chế độ ăn uống nghèo nàn, kích thích quá mức, thay đổi các yếu tố môi trường như độ nhạy âm thanh, nhiệt độ và mùi, thiếu sự quan tâm.
Do vậy, khi phát hiện người trưởng thành có dấu hiệu bị rối loạn tăng động, giảm chú ý cần đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Cách điều trị cho người lớn bị tăng động giảm chú ý:Điều trị AHDH cho người lớn sẽ bao gồm việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tư vấn tâm lý (tâm lý trị liệu) và điều trị cho bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào xảy ra cùng với ADHD. Việc điều trị này cũng chỉ giúp bệnh nhân nhận ra chính mình và tạo hành lang tiết chế hành vi, chứ không điều trị khỏi được.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Nội tạng động vật thường được xem là những phế phẩm bỏ đi và chứa những chất độc hại. Thực tế, nếu được lựa chọn, chế biến khéo léo và sử...
Dù xuất hiện cơn đau bụng gần nửa ngày, đi khám bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng cô gái trẻ không đồng ý để rồi sau đó phải nhận cái kết...
William James Adams Jr, là một rapper người Mỹ, huấn luyện viên cho chương trình The Voice Anh rất nhiều mùa. Nổi tiếng và giàu có nhưng ít...
Nam ca sĩ Justin Timberlake được mệnh danh là "hoàng tử nhạc pop". Trong sự nghiệp ca hát của mình, đã giành 9 giải Grammy và 4 giải Emmy....
Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe tâm thần
Hiểu đúng về việc sử dụng các chất gây nghiện và cai nghiện sẽ giúp xã hội có cái nhìn toàn diện hơn về việc giúp đỡ những người đang gặp phải rối loạn sử dụng chất gây nghiện (SUD).