Người phụ nữ ở Hà Nội gặp họa khi cố đi bộ 10.000 bước/ngày, bác sĩ cảnh báo sai lầm tập luyện nhiều người mắc

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/07/2023 19:00 PM (GMT+7)

Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày là rất tốt nhưng khi thực hiện cần lắng nghe cơ thể, lựa chọn bộn môn sao cho phù hợp với sức khỏe để tránh những hệ lụy có thể xảy ra.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn

Nơi công tác: Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

"Mỗi ngày đi bộ 10.000 bước để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giúp giảm cân và ngăn chặn các bệnh tim mạch…". Đây có lẽ là lời khuyên thường gặp nhất và trong thực tế, không ít người cài đặt vào thiết bị thông minh của mình con số phải thực hiện đi bộ trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, để thực hiện mục tiêu này phải dựa vào nhiều yếu tố chứ không phải gắng sức bằng mọi giá.

Chị Ánh Quyên (36 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) sau gần 3 tháng liên tục đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, hiện đã phải từ bỏ hoàn toàn vì đau mức xương khớp, nhất là phần cổ chân và đầu gối. Theo chia sẻ của chị Quyên, chị được chẩn đoán bị thừa cân (chỉ số BMI 26,5) và các bác sĩ khuyên nên cố gắng giảm cân qua sinh hoạt hàng ngày.

Thời gian đầu, chị Quyên rất hồ hởi đi bộ, dù có bị đau chân nhưng chị nghĩ “mới vận động nên vậy”. Thế nhưng hơn 2 tháng trôi qua, tình trạng đau các khớp chân ngày càng tăng nặng, dù vậy chị Quyên vẫn cố gắng để hoàn thành ít nhất 10.000 bước mỗi ngày. Gần đây, khi chân đau nhiều hơn, chị đến một bệnh viện tư thăm khám. Các bác sĩ cho biết, chị cần dừng ngay việc đi bộ quá nhiều.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-07-21/nguoi-phu-nu-gap-hoa-khi-co-di-bo-10000-buoc-moi-ngay-chuyen-gia-canh-bao-sai-lam-nhieu-nguoi-gap-ph-boi-1689908426-819-width780height439.jpg width660 /

Nguyên nhân được đưa ra là cơ thể chị quá nặng nề, lại đi bộ nhiều nên toàn bộ áp lực cơ thể đè nặng lên đôi chân, khiến cho dây chằng ở chân luôn trong tình trạng căng, các xương chịu áp lực lớn, gây tình trạng đau nhức xương, hiện đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. “Bác sĩ nói, tôi phải dừng đi bộ để điều trị tình trạng đau trước, sau này nếu đi bộ cũng tuyệt đối không được gắng sức, không cần thiết phải mỗi ngày đi 10.000 bước mới là tốt”, chị Quyên chia sẻ.

Trao đổi với PV, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng cho biết, đi bộ hay vận động thường xuyên là rất tốt, nhất là người thừa cân, béo phì, tuy nhiên việc áp dụng máy móc như phải đi bộ đủ 10.000 bước lại là một sai lầm. Ông Sơn cho biết, 10.000 bước chân tương đương đi bộ 6-8km và sẽ giảm được khoảng 300-400 calo.

Tuy nhiên, TS Hồng Sơn cho rằng tùy vào điều kiện sức khỏe, bệnh lý và nhu cầu của mỗi người nên áp dụng việc đếm số bước chân sao cho phù hợp. Bác sĩ Sơn lấy ví dụ, người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi trên 10.000 bước mỗi ngày, thậm chí có thể tập luyện thêm các môn thể thao khác như bơi lội, cầu lông… nếu sức khỏe cho phép.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ chỉ cần đi khoảng 4.400 bước mỗi ngày là đã có thể giảm được nguy cơ tử vong. Còn với người cao tuổi, người có bệnh lý như viêm khớp, mắc bệnh lý nền thì 10.000 bước chân lại là quá nhiều, sẽ gây tác dụng ngược với cơ thể. Hoặc với những người mới tập luyện không nên đi bộ quá 6.000 bước mỗi ngày.

Người phụ nữ ở Hà Nội gặp họa khi cố đi bộ 10.000 bước/ngày, bác sĩ cảnh báo sai lầm tập luyện nhiều người mắc - 2

Không chỉ có đi bộ mà bơi lội, đạp xe... cũng là những môn thể thao rất tốt cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, bác sĩ Sơn tư vấn, không phải chỉ có đi bộ mới tốt cho sức khỏe, mà đạp xe, chơi cầu lông hay bơi lội... cũng là các tập luyện rất tốt với cơ thể. “Tốt nhất, nên lựa chọn đi bộ và tập các môn thể thao khác xem kẽ trong tuần, cùng với đó là dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Không nhất thiết phải ngày nào cũng đi bộ đủ 10.000 bước”, bác sĩ Sơn nói.

Khi đi bộ, bác sĩ Sơn cũng lưu ý mọi người nên chuẩn bị dụng cụ phù hợp như giày nhẹ, mềm, có độ ma sát cao. Trước khi đi bộ cần khởi động kỹ, làm nóng cơ thể bằng các động tác gập duỗi chân trong 5-10 phút. Không nên sải bước quá dài hoặc di chuyển với tốc độ quá nhanh, điều này càng tạo thêm áp lực lên phần khớp. Thay vào đó, hãy đi chậm rãi, vừa sức, giữa hai lần bước chỉ nên cách nhau 1 hoặc 2 bàn chân.

Cần chọn nơi đi bộ trong lành, ở nơi bằng phẳng, không đi bộ khi trời nắng gắt, ở dưới lòng đường hay những nơi ô nhiễm. Nếu gặp bất kể vấn đề gì về sức khỏe như đau cơ, đau khớp cần dừng việc đi bộ và thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

* Tên người bệnh trong bài đã được thay đổi

Đi bộ 5km có thể đốt cháy calo như chạy 5km nếu bạn làm được điều này, nhưng cái nào giúp giảm cân tốt hơn?
Đi bộ và chạy bộ là hai hình thức vận động phổ biến nhất nhưng chọn hình thức nào giảm cân sẽ hiệu quả hơn.

Các vấn đề sức khỏe khác

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn