Rửa rau dưới vòi nước xưa rồi, làm động tác này khi rửa để đánh tan hóa chất, thuốc trừ sâu trên rau

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 30/06/2023 14:00 PM (GMT+7)

Rửa rau là khâu quan trọng để loại bỏ tạp chất, thậm chí là hóa chất nhưng có những khuyến cáo xưa thì rất đúng, còn thời điểm hiện tại không còn phù hợp nữa.

Hầu hết các loại rau củ sau khi thu hoạch hoặc mua ở chợ cóc, siêu thị về đều phải trải qua khâu sơ chế và rửa. Tuy nhiên, cách rửa rau sao cho vừa giữ lại được dinh dưỡng, vừa sạch lại loại trừ được tồn dư hóa chất thì không phải ai cũng biết.

TS.BS Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho biết từ trước đến nay, mọi người vẫn luôn được khuyến cáo rằng rau phải rửa dưới vòi nước chảy mới sạch, phòng được ký sinh trùng giun sán. Điều đó là đúng nhưng thời điểm hiện tại có lẽ không còn phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Rửa rau dưới vòi nước giờ không còn phù hợp, hơn nữa không phải rau nào cũng rửa được từng lá dưới vòi nước. (Ảnh min họa)

Rửa rau dưới vòi nước giờ không còn phù hợp, hơn nữa không phải rau nào cũng rửa được từng lá dưới vòi nước. (Ảnh min họa) 

Theo bác sĩ Từ Ngữ, hiện nay nhiều loại rau bán ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thậm chí là chợ dân sinh được trồng trong các nhà kính, trồng thủy canh. Hơn nữa hiện tình trạng chó mèo, bò lợn thả rông, hay dùng phân chuồng, phân tươi để bón rau dường như không có. Do vậy, trứng giun sán cũng không còn nhiều như 10-20 năm về trước.

“Xưa khuyên rửa rau dưới vòi nước chủ yếu để phòng bệnh giun sán, để trứng giun sán trôi đi. Ngày nay, cách rửa này theo tôi không còn phù hợp, bởi cách gieo trồng đã khác xưa. Hơn nữa các loại rau củ quả, nếu nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C thì giun sán cũng bị tiêu diệt. Vấn đề mọi người quan tâm hiện nay là làm sao để loại bỏ tồn dư hóa chất có trong rau”, bác sĩ Từ Ngữ chia sẻ.

Ngoài ra, ông Ngữ cũng cho biết một số loại như rau muống, rau ngót, rau mùng tơi… ít ai có thể rửa được từng lá, trong khi đây là những loại dễ bị tồn dư hóa chất nhất.

Nên ngâm và rửa rau xoay theo vòng tròn trong chậu. (Ảnh minh họa)

Nên ngâm và rửa rau xoay theo vòng tròn trong chậu. (Ảnh minh họa)

TS Từ Ngữ hướng dẫn cách rửa rau để loại bỏ hóa chất tốt nhất là xả đầy chậu nước, ngâm rau củ một lúc trong chậu (không được vò hoặc thái trước khi rửa) sau đó rửa đi rửa lại nhiều lần. Việc ngâm rau giúp tạp chất, hóa chất nếu có sẽ hòa tan trong nước được phần nào. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất là khi rửa, mọi người cần khoắng đều tay theo vòng tròn của chậu, làm như vậy lượng hóa chất nếu có sẽ tan nhanh hơn trong nước.

Vị chuyên gia này cũng khuyên mọi người từ bỏ thói quen ngâm muối hay chanh, dấm với rau, vì cách làm này không diệt được giun sán, cũng không làm rau sạch hơn, đặc biệt không tạo nên bất cứ phản ứng gì để làm giảm hóa chất.

Ngoài cách rửa rau, TS Ngữ khuyên mọi người nên lựa chọn mua rau ở nơi an toàn, có kiểm nghiệm và truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.

Hơn nữa, những loại rau nhìn tươi non bất thường, hoặc héo úa không nên sử dụng bởi hóa chất không chỉ có thuốc trừ sâu, mà còn cả tồn dư phân bón, chất kích rau phát triển được tưới, bón trước đó. Một số loại rau non mơn mởn, bắt mắt thường hay được dùng phân đạm và chúng chỉ tươi khi vừa mới hái, sau đó sẽ bị úa hoặc nát nếu để qua đêm.

Loại rau đang vào mùa nhưng vẫn dễ ngậm cả kho hóa chất, chuyên gia bày cách rửa và nấu này ai cũng nên biết
Đậu đũa được đánh giá là nhóm rau có thể tồn dư hóa chất khá nhiều, tuy nhiên nếu biết cách lựa chọn, sơ chế và chế biến sẽ hạn chế được đáng kể, nhằm...

An toàn thực phẩm

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm