Thông thường một con bò khi sinh ra nặng đến 9-10kg, còn em bé chào đời chỉ nặng 3kg, vậy việc cho trẻ uống sữa bò liệu có làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng sẽ giải đáp thắc mắc này.
Nơi công tác: Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Chào bác sĩ!
Con gái tôi năm nay 7 tuổi, hàng ngày cháu uống rất nhiều sữa cả sữa bò và sữa đậu nành cháu đều thích. Tôi đọc một số thông tin cho rằng ăn nhiều đậu nành, uống nhiều sữa khiến trẻ dậy thì sớm. Theo lý giải, một con bò sinh ra nặng 8-10 kg, nhưng một em bé chào đời chỉ nặng 3kg. Do vậy, việc cho trẻ uống sữa bò là không nên, như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ lớn nhanh như con bò và đó là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.
Điều này có đúng không thưa bác sĩ và tôi có nên tiếp tục cho con uống sữa nữa không hay là tránh hoàn toàn để không bị dậy thì sớm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước và độ tuổi dậy thì của trẻ đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm với bé gái, 1-2 năm với bé trai.
Theo thống kê tại Mỹ, 16% trẻ em gái ở Mỹ bắt đầu phát triển ngực ở tuổi lên 7, còn ở tuổi lên 8 là 30%. Dường như các bé gái hiện nay bắt đầu dậy thì sớm hơn, không chỉ ở Mỹ mà ở cả các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 3 tháng cuối năm 2019, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái cao gấp 5 lần bé trai.
Dậy thì được coi là sớm nếu trẻ bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Một số dấu hiệu phát hiện trẻ dậy thì sớm bao gồm:
- Ở bé gái: Cân nặng và chiều cao tăng nhanh, ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt.
- Ở bé trai: Trẻ phát triển cân nặng và chiều cao nhanh chóng, tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi.
Trẻ hoàn toàn có thể uống sữa bò mà không lo bị dậy thì sớm.
Đối với việc dùng sữa bò có gây dậy thì sớm không? Trong các nghiên cứu tìm hiểu về sữa bò, cho thấy trong sữa có các rBGH - hormone tăng trưởng, chất IGF-I giúp bò lớn nhanh. Tuy nhiên FDA và các chuyên gia nông nghiệp cũng khẳng định, các dư lượng chất kích thích đều mất hoạt tính khi qua qua trình tiêu hoá của con người.
Đối sữa sữa đậu nành, trong loại sữa này có isoflavone giống estrogen nhưng hàm lượng rất thấp. 100g đậu tương làm được 1 lít sữa đậu nành nên hàm lượng estrogen trong sữa cũng không đáng kể, không ảnh hưởng đến phát triển sinh lý của bé.
Vậy nên trẻ vẫn có thể uống sữa bò, sữa đậu nành nhưng với trẻ thừa cân béo phì nên lựa chọn sữa không đường, tách béo hoặc ít béo.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Trong đời sống ẩm thực, có những món ăn ngay chính tay mình làm nhưng vẫn có thể gây bệnh nếu chọn sai cách chế biến, nấu nướng.
Ùn tắc giao thông không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn thể từ hệ thần kinh, xương khớp đến tiêu hóa...
Không còn “nữ thập tam, nam thập lục”, ngày nay, trẻ có thể dậy thì từ 8-9 tuổi. Tại sao điều này lại xảy ra và những rủi ro liên quan đến...
Các nghiên cứu cho thấy trong và sau đại dịch, có sự tăng vọt các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ em gái từ 8 tuổi trở xuống, nhưng liệu điều...
Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn
Với thời gian nghỉ dài ngày trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều phụ huynh lo ngại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài vấn đề tăng cân, các rối loạn tiêu hóa cũng rất thường gặp. Vậy làm sao để xử lý...
Bệnh trẻ em khác