Trong kỳ nghỉ hè, nếu các gia đình không quan sát và chăm sóc trẻ một cách khoa học sẽ để lại hệ lụy rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt với những trẻ đang trong giai đoạn dậy thì.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Con biểu hiện bệnh - mẹ tưởng bị cháy nắng
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, từ khi học sinh nghỉ hè tới nay, số lượng trẻ đến khám dinh dưỡng có chiều hướng tăng lên, trong đó chiếm tỷ lệ không nhỏ là trẻ thừa cân, béo phì. Sở dĩ trẻ đến khám tăng, vì đây là giai đoạn trẻ nghỉ học có nhiều thời gian hơn, không ảnh hưởng đến quá trình học tập. Nguyên nhân thứ hai là do phụ huynh phát hiện những vấn đề bất thường của trẻ, ví dụ như tăng cân nhanh, hoặc tăng cân kèm vấn đề sức khỏe khác kèm theo.
Đáng nói, nhiều trẻ khi đến viện khám dù có biểu hiện rất rõ rệt của bệnh lý nhưng bố mẹ không hề phát hiện ra. Điển hình như trường hợp của cháu Minh (9 tuổi, ở Hà Nội) cao chưa đến 1,4 mét nhưng nặng hơn 50kg, gia đình nhận thấy trẻ có biểu hiện thừa cân nhưng quan sát con vẫn khỏe mạnh nên không đưa đi khám.
Một bé trai bị thừa cân, có biểu hiện gai đen ở cổ rất điển hình nhưng bố mẹ lại tưởng bé bị bắt nắng sau khi đi biển. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mới nghỉ hè một tháng, thấy con tăng liền 3kg, bố mẹ bắt đầu thấy lo nên đưa tới Viện Dinh dưỡng khám và được chẩn đoán là trẻ béo phì. Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện trẻ nổi nhiều gai đen ở những chỗ da có nếp gấp, nhất là vùng da cổ, gáy nhưng gia đình lại không hề biết đây là biểu hiện của bệnh béo phì. “Gia đình cho biết, trước đó cháu đi du lịch biển, thấy cổ đen thì mọi người nghĩ là do bắt nắng khi tắm biển nên không để ý”, bác sĩ Hưng kể lại.
Thực tế, những trường hợp như của cháu M không hiếm gặp. Theo bác sĩ, bố mẹ cần trang bị kiến thức dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ, đồng thời có phương pháp chăm-nuôi con khoa học, hợp lý bởi nếu “thả rông” trẻ thì nguy cơ sức khỏe bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là trong giai đoạn nghỉ hè.
Sai lầm hầu như gia đình nào cũng mắc khi trẻ nghỉ hè
Qua quá trình thăm khám trực tiếp, bác sĩ Hưng nhận thấy một sai lầm các gia đình thường gặp nhất trong những ngày hè, khiến trẻ dễ tăng cân là “thả nổi” việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ. “Rất nhiều gia đình cho rằng, hè là để trẻ tự do, không ép trẻ học - điều này đúng phần nào, nhưng vẫn cần có tính kỷ luật cho trẻ trong sinh hoạt và ăn uống”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
Trong dịp nghỉ hè, ban ngày trẻ thường ở nhà một mình (trẻ lớn 9-10 tuổi trở lên) hoặc được gửi cho ông bà, vì bố mẹ vẫn phải đi làm. Khi đó trẻ được chiều chuộng, ăn thỏa thích, ngủ thả ga, thậm chí vùi đầu vào điện thoại. “Thực tế, đa số các trẻ thừa cân, béo phì đều có điểm chung là ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, uống nước ngọt, tối đi ngủ muộn, 9-10 giờ sáng mới dậy và lười vận động, ngồi nhiều xem tivi, điện thoại”, bác sĩ Hưng cảnh báo.
Bác sĩ Hưng cảnh báo, sự chiều chuộng trong ăn uống, thả nổi trong sinh hoạt là nguyên nhân chính khiến trẻ mất tính kỷ luật, nề nếp sau kỳ nghỉ hè. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Hưng, việc chiều chuộng, thả nổi trẻ trong những ngày hè là rất nguy hiểm, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe thì còn phá vỡ nếp sinh hoạt trước đó phải mất nhiều thời gian mới xây dựng được, trong khi, vào năm học mới, để thiết lập lại thói quen lành mạnh không hề dễ dàng.
“Ngoài khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, việc cho trẻ ăn, ngủ thả ga càng nguy hiểm hơn với những trẻ tiền dậy thì và đang dậy thì bởi nó dễ thúc đẩy nhanh hơn quá trình dậy thì hoặc gây dậy thì sớm, khiến trẻ phát triển không đúng độ tuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ”, bác sĩ Hưng cho hay.
Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ khuyên rằng, cha mẹ nên “thiết quân luật” với trẻ trong những ngày hè. Đồng ý việc không ép trẻ phải học nhiều, nhưng những thói quen như thể dục, đi ngủ sớm, dậy đúng giờ và ăn đầy đủ, cân đối dinh dưỡng là điều bắt buộc phải làm.
Nếu trẻ có các vấn đề sức khỏe như tăng cân nhanh, giảm cân nhanh, có thừa cân, béo phì, xuất hiện gai đen ở những chỗ có da gấp thì cần đưa đi khám dinh dưỡng để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
Tin liên quan
Cô giáo gọi báo con gái lớp 4 bị chảy máu "vùng kín", mẹ ngỡ dậy thì sớm nào ngờ vì lý do khó đỡ này
Trong giờ học thể dục, con gái chị Quỳnh Hương bị vấp ngã, khiến mũi giày va vào vùng kín làm chảy máu. Nghe cô giáo báo tin, người mẹ vừa...
Dù là nhân viên y tế, nhưng khi vùng kín gặp vấn đề cô gái trẻ đã không đi khám, chỉ một năm sau khối u phát triển cả về diện tích và cân...
Các nghiên cứu cho thấy trong và sau đại dịch, có sự tăng vọt các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ em gái từ 8 tuổi trở xuống, nhưng liệu điều...
Khi nào thì quá trình dậy thì bắt đầu và điều gì sẽ xảy ra? Những dấu hiệu dậy thì ở bé trai bao gồm nổi mụn, mọc râu, giọng nói trở nên...
Tin bài cùng chủ đề Trẻ dậy thì
Jacky Minh Trí được khen có nụ cười hiền hậu.
Bệnh trẻ em khác