Tới hôm vừa rồi, khi 2 mẹ con vừa ăn tối xong thì chồng cũ bất ngờ mò tới nhà trước sự ngỡ ngàng của tôi. Anh ta tới để thẳng thắn đưa ra 1 giao kèo.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Vợ chồng tôi yêu nhau 4 năm mới quyết định làm đám cưới. Cứ nghĩ, 2 đứa sẽ yêu thương và đi đến với nhau tận khi về già nhưng khi con mới 3 tuổi, anh đã một mực đòi ly hôn. Lý do chỉ bởi anh chê vợ quá nghèo. Trong khi đó, anh có năng lực, lại hoạt ngôn nên cần một chỗ dựa để tiến thân trong sự nghiệp.
Ngày đưa đơn ly hôn, anh bảo:
“Chúng ta ly hôn thôi, tôi đã chán ngấy phải suốt ngày làm lụng kiếm tiền vất vả rồi. Tôi còn cả tương lai phía trước và chức trưởng phòng kinh tế kia không muốn tuột khỏi tay”.
Dù hết sức khuyên can chồng nên nghĩ lại nhưng anh vẫn quyết định: “Chỉ có ly hôn và lấy vợ giàu thì tôi mới có tương lai”.
Cứ nghĩ 2 đứa sẽ yêu thương và đi đến với nhau tận khi về già nhưng khi con mới 3 tuổi, anh đã một mực đòi ly hôn. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, anh một mực bỏ vợ con để sống cuộc đời độc thân. Sau 5 tháng ly hôn thì tôi nghe tin anh ta lấy vợ mới. Vợ hai của anh ta chẳng phải ai xa lạ chính là con gái sếp nơi cơ quan anh đang công tác.
Từ ngày lấy vợ mới, cuộc sống của anh ta lên như diều gặp gió: có nhà lầu, xe bốn bánh, vợ chồng tung tăng đi du lịch khắp nơi. Trên facebook của anh lúc nào cũng chỉ có cuộc sống sang chảnh và toàn mùi tiền.
Dù giàu có vậy nhưng chẳng bao giờ anh ta nghĩ đến đứa con riêng sau ly hôn. Chưa một lần anh chu cấp cho con 1 đồng cũng như gọi điện hỏi thăm hay gửi cho con món quà nhỏ. Thấy con thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác, sau ly hôn, tôi cố gắng vừa chăm con vừa nỗ lực trong công việc. Hiện thu nhập của 1 quản lý phân xưởng sản xuất như tôi cũng được khoảng 20 triệu đồng, đủ nuôi con và tiết kiệm trả tiền mua chung cư hàng tháng.
Còn chồng cũ của tôi, nghe bạn bè nói vợ chồng anh ta chẳng đẻ được. Cưới nhau 3 năm nhưng họ không có tin vui. Nghe nói vợ đại gia của anh bị ung thư buồng trứng nên buộc phải cắt 2 bên buồng trứng. Dù rất khao khát làm bố nhưng anh ta lại không dám bỏ vợ vì sợ sẽ mất chức.
Tới hôm vừa rồi, khi 2 mẹ con vừa ăn tối xong thì chồng cũ bất ngờ tới nhà trước sự ngỡ ngàng của tôi. Anh ta tới để thẳng thắng đưa ra 1 giao kèo: “Đẻ cho anh 1 đứa con, anh sẽ trả ngay 5 tỷ”.
Anh ta tới để thẳng thắng đưa ra 1 giao kèo. (Ảnh minh họa)
Nghe lời đề nghị trơ trẽn của chồng cũ, tôi cười lớn:
“5 tỷ của anh nhiều quá nên tôi nghèo không dám nhận kèo này đâu. Tôi nói cho anh biết, tôi cần tiền thật nhưng không phải chuyện gì cũng nhận làm, đặc biệt là đẻ con cho người đàn ông như anh. Ra khỏi nhà tôi ngay”.
Thấy thái độ không chào đón của tôi như vậy nên anh ta cúi mặt đi thẳng. Nhìn anh ta đi về mà tôi hả hê, đúng là ông trời có mắt không cho ai tất cả mọi người nhỉ!?
Những trường hợp nào chị em phải cắt buồng trứng? Việc cắt bỏ 1 bên hoặc cả 2 bên buồng trứng là một phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ buồng trứng và đôi khi đi kèm cả ống dẫn trứng. Có thể liệt kê những trường hợp mà chị em phải tiến hành phẫu thuật này, đó là: - Phụ nữ mắc phải những vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản, chẳng hạn như u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, áp xe buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… - Đối với các vấn đề như u nang, khi 1 bên buồng trứng vẫn còn khả năng hoạt động bình thường, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân để lại bên buồng trứng đó. Bởi lẽ, 2 buồng trứng hoạt động độc lập với nhau nên buồng trứng được giữ lại vẫn có khả năng sinh sản và chức năng nội tiết. - Đối với trường hợp ung thư, bệnh nhân thường nhận được sự chỉ định cắt cả 2 bên. Sau khi tiến hành phẫu thuật, người phụ nữ sẽ rơi vào tình trạng mãn kinh ngay lập tức. Kết quả là người phụ nữ đột ngột trải qua các triệu chứng điển hình (bốc hỏa, vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo) thay vì sự chuyển tiếp tự nhiên và dần dần. - Ngoài ra, có trường hợp đặc biệt là đối với những phụ nữ đã gần đến thời kỳ mãn kinh, có thể cắt bỏ buồng trứng để hạn chế nguy cơ ung thư buồng trứng xuất hiện. Nếu phải chỉ định cắt cả 2 buồng trứng thì đương nhiên chức năng của buồng trứng sẽ không còn hoạt động nữa. Từ đó kéo theo không thể có kinh cũng như không thể mang thai. Tuy nhiên, nếu chỉ cắt 1 bên buồng trứng, chức năng nội tiết và khả năng sinh sản của buồng trứng vẫn còn một nửa. Cho nên, vẫn có kinh nguyệt và thực hiện được chức năng sinh sản bình thường, khả năng sinh lý bị ảnh hưởng không nhiều. |