Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời

Ngày 16/02/2018 09:01 AM (GMT+7)

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi “ngoài kia” đón Tết bằng tiếng cười thì bên trong cánh cổng bệnh viện, các bác sĩ khoa sản đón Tết bằng tiếng khóc chào đời của những sinh linh bé bỏng.

Mỗi khi Tết đến Xuân về, dù có ở nơi đâu thì bất cứ ai cũng đều mong muốn được trở về sum họp bên gia đình, đặc biệt là trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Thế nhưng đối với ngành y thì những ngày này lại chẳng khác so với ngày thường, thậm chí áp lực làm việc trong mỗi ca trực còn tăng lên. Họ đón Tết bằng những ca trực, bằng tinh thần trách nhiệm và hơn hết là bằng sự cảm thông, sẻ chia với những người bệnh.

Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời - 1

Năm cũ khép lại với những cung bậc cảm xúc khác nhau, ai cũng háo hức lên kế hoạch cho những ngày đầu năm mới để mong một năm suôn sẻ, an vui. Chị Phạm Thị Oanh (Khoa sản, Bệnh viện E, Hà Nội) cũng không ngoại lệ. Chỉ có điều trong bản kế hoạch ấy, có một phần việc vô cùng quan trọng đó là “trực Tết”. 24 năm trong ngành y với vai trò là người “đỡ đẻ”, cũng là 24 năm trực Tết, 24 năm tiếng khóc chào đời của trẻ thơ luôn là niềm vui lớn nhất đối với chị trong công việc.

Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời - 2

Niềm vui lớn nhất trong dịp Tết của chị Oanh là đón các em bé chào đời khỏe mạnh.

Khi giao thừa hoặc mồng 1 Tết đón những em bé chào đời mạnh khỏe, lúc đó chúng tôi hòa cũng niềm vui của sản phụ, người nhà và cũng là niềm vui của cả kíp trực", chị Oanh vui vẻ chia sẻ.

Ngày đầu xuân năm mới đã vui rồi, đón thêm các bé khỏe mạnh chào đời, cảm xúc lại càng khó tả!

Phạm Oanh - Eva.vn

Hơn 20 năm sát cánh bên các sản phụ mỗi dịp đầu năm mới có quá nhiều kỷ niệm mà chị Oanh không thể nhớ hết được. Nhưng điều đọng lại nhất trong lòng chị chính là niềm vui của sản phụ và gia đình họ. Những gương mặt lo lắng hoàn toàn biến mất ngay trong giây phút em bé cất tiếng khóc chào đời, những đôi tay lóng ngóng đón con của các ông chồng lần đầu làm bố cũng để lại trong chị thật nhiều ấn tượng.

Có những lần vừa xong ca trực Tết, định trở về nhà thì nhận được thông báo có sản phụ đến viện trong tình trạng chuyển dạ sắp sinh, không kịp suy nghĩ, chị lại bắt tay ngay vào công việc.

Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời - 3

Chị Oanh kể: “Có lần trực Tết, kíp trực thức trắng đêm vì lo lắng cho sức khỏe của sản phụ. Mình trực không xảy ra vấn đề gì là vui nhất, nếu không thì cảm thấy áy náy lắm, không muốn ăn uống gì. An toàn là quan trọng nhất, nhất là trong những ngày đầu năm mới trực lo lắm, mình vẫn bảo sản phụ là chị còn lo hơn các em”.

Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời - 4

An toàn của mẹ và bé là quan trọng nhất. (Ảnh minh họa)

Chị Oanh cũng chia sẻ thêm trực Tết đồng nghĩa với việc ở đây chăm sóc cho bệnh nhân rồi, nên chị cũng lo lắng cho gia đình nhiều, lo các con cảm thấy thiếu thốn. Chồng chị là bộ đội nên cũng trực suốt. Chồng trực 30 thì vợ trực mồng 1, hai vợ chồng phân công nhau để có thời gian chăm lo Tết cho các con. Vì thế chị Oanh thường sắp xếp hết các việc gia đình để yên tâm trực Tết.

Cảm xúc buồn vui xen lẫn, nhưng khi bước vào mỗi ca làm việc thì phải có một tâm thế tốt, lúc đó gạt hết mọi thứ sang một bên, vì quan trọng nhất là sự an toàn của bệnh nhân, hạnh phúc nhất là được đón các em bé chào đời. Đặc thù đỡ đẻ thấy em bé khóc thì rất là vui, còn em bé sinh ra có vấn đề gì đấy thì không ai mong muốn cả. Do đó, quan trọng nhất là phải theo dõi sản phụ trong lúc chờ sinh bởi vì trong sinh sản không thể lường trước được vấn đề gì xảy ra”, chị Oanh chia sẻ.

Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời - 5

Áp lực trong mỗi ca trực Tết không hề nhỏ, nhưng bên cạnh việc cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, các bác sĩ còn luôn động viên, chia sẻ với bệnh nhân.

Nếu chọn chắc không ai chọn sinh vào những ngày đầu năm đâu, nhưng mà đẻ thì làm sao mà hoãn được, nên tâm lý sản phụ khi ở lại bệnh viện chờ sinh cũng rất lo lắng. Vì thế mà các bác sĩ cũng phải động viên để họ yên tâm hơn. Người nhà và các sản phụ cũng hiểu và chia sẻ với bác sĩ rất nhiều. Thậm chí có những người còn bảo sau này không cho con theo ngành y vì thấy các bác vất vả quá”.

Chuyện của nữ bác sĩ sản khoa đón Tết bằng tiếng trẻ khóc chào đời - 6

Các y, bác sĩ luôn động viên, chia sẻ với các sản phụ. (Ảnh minh họa)

Đi trực ngày Tết, chỉ cái kẹo, cái bánh của người nhà sản phụ mang cho là lòng cũng thấy vui lắm rồi!

Phạm Oanh - Eva.vn

Có lẽ điều hạnh phúc nhất đối với chị Oanh là trong suốt 24 năm làm nghề “đỡ đẻ” chị chưa để xảy ra bất cứ một sự cố nào trong công việc. Và may mắn nhất với chị, đó là sự cảm thông, chia sẻ của chồng. Những lúc đi trực, chồng chị đảm đang hết việc nhà; các con cũng thông cảm với bố mẹ, nên tự giác trong việc nhà cũng như học tập.

Một mùa xuân mới lại về, lại thêm một năm gắn bó với nghề “đỡ đẻ”, cảm xúc của chị Oanh vẫn không khác so với những ngày đầu chập chững vào nghề. Có chăng chỉ khác là giờ đây chị đã quá quen với những ca trực Tết, quá quen với hình ảnh các sản phụ và người nhà chờ sinh, quen với cả tiếng khóc chào đời của các thiên thần bé nhỏ, và cả những niềm vui trong từng ánh mắt khi gia đình sản phụ đón con từ chị. Bấy nhiêu đó đủ để chị thêm yêu nghề hơn và dù có vất vả chị cũng chưa bao giờ hối hận với sự lựa chọn của mình.

Bệnh viện phụ sản cho trẻ sơ sinh diện đồ cún con chào năm mới yêu không tả nổi
Dù chưa tới năm âm lịch Mậu Tuất nhưng bệnh viện này đã bắt đầu dành cho tất cả các bé sơ sinh món quà đặc biệt là bộ đồ cún con cực xinh.
Thanh Loan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán