Sinh nở được coi là sự kiện thiêng liêng, chính vì vậy ở mỗi quốc gia đều có những nghi lễ độc đáo riêng biệt.
Ở mỗi quốc gia đều có những cách chào đón em bé mới ra đời khác nhau. (ảnh minh họa)
Chôn nhau thai (Bali)
Đã từ lâu rồi, ở Bali, phụ nữ sau khi sinh đều chôn cất nhau thai của mình. Nhau thai được làm sạch, đặt trong một chiếc hộp rồi chôn bên ngoài nhà sau khi tiến hành một nghi lễ truyền thống. Người Hindu tâm niệm rằng nhau thai cũng như một vật thể sống – nó giống như chị em sinh đôi của sinh linh mới chào đời.
Kiêng cữ (Các nước Mỹ Latin)
Tại một số nước Mỹ La Tinh, phụ nữ sau khi sinh sẽ được cách ly trong 6 tuần, không được quan hệ với chồng hay làm bất cứ việc gì quá sức và tránh một số loại thực phẩm nhất định. Trong thời gian này, phụ nữ sẽ dành toàn bộ thời gian chăm sóc em bé mới sinh và nghỉ ngơi để sức khỏe hồi phục. Việc nấu ăn, việc nhà trong gia đình sẽ được các thành viên trong gia đình giúp đỡ.
Tục ăn nhau thai (Trung Quốc)
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng ở một số quốc gia phương Đông như Trung Quốc, tục ăn nhau thai đã trở thành truyền thống. Người ta tin rằng nhau thai chứa nhiều dinh dưỡng và giúp sản phụ hồi sức sau sinh nhanh hơn.
Tặng quà cho khách (Brazin)
Nghe thật kỳ lạ nhưng ở Brazin, thay vì nhận quà cho em bé mới sinh, mỗi vị khách đến thăm sản phụ và em bé ở viện sau khi về sẽ nhận được món quà do người mẹ chuẩn bị.
Sinh tại nhà (Hà Lan)
ở Hà Lan, khoảng 20% các ca sinh nở diễn ra tại nhà. Điều đó có nghĩa, sản phụ sinh em bé mà không cần gây mê. Người Hà Lan tin rằng việc sinh con đơn giản là một phần tự nhiên trong cuộc sống.
Uống một loại nước truyền thống (Thổ Nhĩ Kỳ)
Theo phong tục Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi người mẹ sinh sẽ được uống một loại nước truyền thống được làm từ quế, đường, đinh hương và phẩm đỏ. Thứ nước này cũng sẽ được tặng cho những người khách khi họ đến thăm hai mẹ con trong bệnh viện.
Theo phong tục Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi người mẹ sinh sẽ được uống một loại nước truyền thống được làm từ quế, đường, đinh hương và phẩm đỏ. (ảnh minh họa)
Mang theo sổ khám thai (Đức)
Từ năm 1968, hiệp hội chăm sóc sức khỏe sản khoa ở Đức đã đưa ra cuốn sổ khám thai định kì cho mỗi bà mẹ trong lần khám thai đầu tiên. Sau đó sản phụ mỗi lần khám thai sẽ mang cuốn sổ đó đến gặp bác sĩ. Điều này giúp cho bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của hai mẹ con và kiểm soát được những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình mang thai của người mẹ.
Lễ đặt tên (Pakistan)
Lễ đặt tên Aqiqah là phong tục ở Pakistan và nhiều nước cộng hòa Hồi giáo khác. Theo đó, em bé sẽ được đặt tên vào các ngày 7,14, hoặc 21 kể từ ngày được sinh ra. Đứa bé sẽ được cạo đầu và người nhà sẽ giết một con vật để tế lễ.
Nghi lễ cắt da quy đầu (Isarael)
Người Do Thái có nghi lễ đăc biệt gọi là Brit Milah. Với nghi lễ này, các bé trai sẽ được đặt tên và cắt da quy đầu sau khi sinh ra được 8 ngày. Nghi lễ được diễn ra vào buổi sáng sớm và mọi người được mời ở lại ăn uống sau khi kết thúc.
Bà tắm cho cháu (Nigeria)
Theo phong tục của người dân Nigeria, người đầu tiên tắm cho em bé là bà của bé. Nếu như bà của bé không còn nữa, một người ban thân của mẹ hoặc bác hay cô dì sẽ được hờ làm việc này. Phong tục này có tên là Omugwo bao hàm ý nghĩa của việc chăm sóc sau sinh và em bé sẽ có thêm một người mẹ đỡ đầu.
Quấn chăn cho em bé (Mỹ)
Khoảng 60 năm trước, một công ty tên là Medline đã giới thiệu chiếc chăn nhỏ đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh ở Mỹ. Chăn quấn cho trẻ em này biểu tượng hóa một hiện tượng lớn có tên là “childbirth” ( chủ nghĩa sinh đẻ)
Ở cữ tại nhà bố mẹ đẻ (Nhật Bản)
Ở Nhật, tiệc đầy cữ của em bé sẽ được tổ chức sau khi em bé sinh được 3 tuần. Trong thời gian này, người mẹ sẽ ở tại nhà bố mẹ đẻ nghỉ ngơi để hồi sức sau sinh. Người mẹ trong khoảng thời gian này hoàn toàn nghỉ ngơi và chăm sóc em bé, mọi việc khác người nhà đều sẽ làm thay.
Tặng vòng tay vàng (Guyana)
Theo truyền thống của Guyana, tiệc chào mừng em bé được sinh ra sẽ diễn ra khi em bé được 9 ngày tuổi. Các khách đến buổi tiệc phải mang theo một chiếc vòng tay vàng làm quà tặng. Một số người mẹ cũng đem bỏ nhau thai trong một chiếc hộp và đốt nó để biểu thị cho sự tách rời giữa hai mẹ con sau khi sinh.