Cùng kiểm tra xem liệu chị em có mắc phải một trong những sai lầm cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi này không.
Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và việc chủ động chăm sóc bản thân của người mẹ. Là một mẹ bầu thông thái, chị em không thể không biết những điều sau
1, Bà bầu tăng cân nhiều chưa bao giờ là tốt
Chuyện cố ăn thật nhiều chất dinh dưỡng và những thứ “bổ béo” rồi tự hào về cân nặng ngày càng cao ngay nay đã quá “lỗi thời”. Trên thực tế, những mẹ bầu béo phì thường dễ bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến hệ thống thần kinh phôi thai bị bóp méo.
Axit folic rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, giúp giảm tỷ lệ mắc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị béo phì, axit folic rất khó để phát huy tác dụng của mình. Một nghiên cứ của Mỹ cho thấy phụ nữ thừa cân trước khi mang thai, nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em khi sinh ra cao gấp 2 lần phụ nữ bình thường. Phụ nữ thừa cân sau khi mang thai, khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh lên tới 4 lần mẹ bầu có trọng lượng bình thường.
Gợi ý: Để cơ thể có đủ axit folic cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu folate, chẳng hạn như gan động vật hoặc thận, rau xanh, cá, trứng, ngũ cốc và các sản phẩm đậu nành, vv. Thêm vào đó, bắt đầu từ 1-3 tháng trước khi mang thai, chị em nên uống bổ sung axit folic, và có thể duy trì thêm 3 tháng sau khi mang thai.
Mẹ bầu tăng cân nhiều chưa bao giờ là tốt (ảnh minh họa)
2, Mẹ bầu bị sâu răng hoặc viêm nha chu
Bệnh sâu răng và viêm nhà chu ở người mẹ có thể dễ dàng lây nhiễm cho thai nhi dẫn đến bệnh tim bẩm sinh, cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non.
Như chúng ta đã biết, khi mang thai các vi khuẩn trong miệng người mẹ dễ dàng đi vào nhau thai qua đường tuần hoàn máu. Một khi thai nhi bị nhiễm, trẻ rất có thể mắc bệnh tim bẩm sinh khi chào đời. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có vấn đề về răng, khả năng sinh con nhẹ cân sẽ tăng 6-8 lần. Khảo sát Mỹ cho thấy hầu hết các bà mẹ sinh non đều có vi khuẩn trong miệng và xác suất sinh non ở phụ nữ bị viêm răng ao gấp 7 lần phụ nữ mang thai bình thường.
Gợi ý: Mẹ bầu nên chủ động tiến hành kiểm tra răng trước khi mang thai và giữ vệ sinh răng sạch sẽ trong toàn bộ thai kỳ
3, Bầu bí thiếu i-ốt
Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ. Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.
Gợi ý: Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, chú ý đến lượng thức ăn có chứa i-ốt, tuân thủ ăn muối i-ốt.
4, Thiếu đồng
Khi hàm lượng đồng trong máu của phụ nữ mang thai quá thấp, nó sẽ gây ra sự thiếu hụt đồng trong bào thai, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi và gây thiếu máu bào thai. Vì vậy, khi mang thai, mẹ không thể bỏ qua việc bổ sung đồng cho cơ thể tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.
Gợi ý: Các loại thực phẩm giàu đồng cho mẹ bầu là gan động vật, thịt (đặc biệt là gia cầm), trái cây, các loại hạt, cà chua, đậu xanh, khoai tây, sò, rong biển, ca cao và sô cô la.
5, Mangan (Mn) thiếu hụt trong khi mang thai
Nếu một người phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc và rau đầy đủ thì việc thiếu Mn thường không xảy ra (ảnh minh họa)
Thiếu Mn trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển xương, tạo khả năng xuất hiện các biến dạng khớp nghiêm trọng. Vì vậy khi mang thai, chị em phải chú ý đến hàm lượng Mn. Nói chung, nếu một người phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc và rau đầy đủ thì việc thiếu Mn thường không xảy ra. Nhưng nếu ăn thực phẩm chế biến hoặc tổng hợp quá thường xuyên sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt Mn
Gợi ý: Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc.
6, Thiếu sắt
Sắt là thành phần chính của hemoglobin chất đóng vai trò mang oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bào thai. Thiếu sắt ảnh hưởng đến hemoglobin ở người mẹ, tác động đến sự trao đổi chất của thai nhi, không chỉ dễ dàng gây ra thiếu máu thiếu sắt ở thai nhi mà còn cản trở tốc độ tăng trưởng và cân nặng của thai nhi.
Gợi ý: Mẹ bầu mang thai từ thang thứ 5 cần chú ý bổ sung thật nhiều sắt và chế độ ăn uống.
7, Thiếu hụt canxi trong khi mang thai
Các chuyên gia y tế Mỹ đã tiến hành khảo sát hàng trăm phụ nữ mang thai và đi đến một kết luận: trong khi mang thai nếu lượng canxi hấp thụ hàng ngày của người mẹ không đạt 1200 mg hoặc ít hơn 600 mg thai nhi sẽ rất dễ bị loãng xương.
Gợi ý: Mẹ mang thai nên chú ý đến đủ tiêu thụ hàng ngày của canxi bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mát, rau màu xanh đậm và trái cây và các loại thực phẩm tự nhiên khác, và bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
8, Thiếu kẽm
Nghiên cứu Y học Mỹ đã tìm thấy rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân,có chu vi vòng đầu nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết về tinh thần đều vì mẹ đã bị thiếu kẽm trong thai kỳ. Kẽm rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi, dó đó thiếu hụt kẽm sẽ gây thiệt hại cho sự phát triển đại não trẻ
Gợi ý: Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý đảm bảo lượng thịt nạc, trứng, thịt gia cầm, hải sản, sò và các loại thực phẩm giàu kẽm khác trong ngày. Thêm vào đó, nên ăn nhiều rau, hoa quả, khoai tây, ăn các sản phẩm sữa, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành.