Cuối năm ngoái vợ chồng tôi vào viện cấy thai. Giữ được 4 phôi nhưng cấy 2 lần đầu không thành công, tới lần thứ 3 mới được.
Cưới 2 năm chưa có bầu, đi khám tôi mới phát hiện mình bị tắc vòi trứng. Biết chuyện này, mẹ chồng tôi liền tỏ thái độ với con dâu.
Do chồng tôi là con 1, lại là trưởng họ luôn thành thử mọi thứ càng thêm áp lực. Mẹ chồng tôi mong cháu, suốt ngày hằn học, nói tôi đàn bà không biết đẻ như cây khô không lộc, cau điếc chỉ bỏ đi.
Cưới 5 năm, 3 lần tôi vào viện nong tách vòi trứng, kích trứng bơm tinh trùng cũng tổng cộng 3 lần mà không đạt kết quả. Mẹ chồng tôi chẳng động viên con dâu, ngược lại trách:
“Người ta cưới dâu đầu năm, cuối năm bế cháu. Dâu nhà này ăn hại, chỉ giỏi đốt tiền”.
Biết chuyện tôi khó có bầu, mẹ chồng tôi liền tỏ thái độ với con dâu. (Ảnh minh họa)
Cũng may chồng tôi là người hiểu chuyện, anh luôn động viên vợ:
“Mẹ già rồi, suy nghĩ nhiều khi còn cổ hủ. Em đừng để bụng mà trách bà. Vợ chồng mình cố gắng, anh tin ông trời sẽ thương, cho mình có con”.
Cuối năm ngoái vợ chồng tôi vào viện làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF, được 4 phôi nhưng cấy 2 lần đầu không thành công, tới lần thứ 3 mới được. Do cơ địa khó giữ nên 3 tháng đầu tôi phải nằm treo chân trên giường, tuyệt đối không đi lại theo chỉ định của bác sĩ. Bước sang tháng thứ tư, đi kiểm tra bác sĩ bảo mọi thứ đã ổn mà vợ chồng mừng rơi nước mắt nhưng chục ngày sau lại bị đau bụng ra máu. Hoảng quá, nửa đêm vợ chồng bắt xe vào viện, vẫn chẳng giữ nổi con. Tuyệt vọng, tôi gần như rơi vào trầm cảm.
Ở viện 3 ngày, tôi giục chồng xin xuất viện. Không ngờ vừa bước tới cửa nhà, mẹ chồng tôi mặt đã hằm hằm, khó chịu bảo:
“Đã bảo cho thẳng nó về ngoại, chứ về đây để tôi nhìn thêm nẫu ruột nẫu gan à?”.
Vừa từ viện về, bước tới cửa nhà, mẹ chồng tôi mặt đã hằm hằm, khó chịu, đuổi con dâu về ngoại. (Ảnh minh họa)
Thái độ hững hờ, cay nghiệt của bà khiến tôi tủi thân, giàn giụa nước mắt. Chồng tôi nghe mẹ nói, anh đỏ gay mặt. Lần này chính bản thân anh cũng bất bình, gọi bà ra nói chuyện thẳng thắn:
“Sao cùng là phụ nữ, mẹ lại có thể nói được những lời cay nghiệt, thiếu sự quan tâm với con dâu của mình như thế. Con nghĩ mẹ phải là người hiểu hơn ai hết, mất đứa con này, người đau lòng, khổ tâm nhất chính là vợ con. Bởi muốn sinh con, muốn được làm mẹ, cô ấy phải trải qua bao nhiêu đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Tiếc rằng số phận chưa cho chúng con được làm cha làm mẹ, lẽ ra mẹ phải thấu hiểu, cảm thông và thương con dâu mình hơn chứ. Đằng này mẹ lại nói toàn lời khó nghe như vậy.
Con hiểu, mẹ nôn nóng, sốt ruột có cháu bế bồng song con mong mẹ hãy suy nghĩ thấu đáo một chút. Cũng nhân đây, con xin nói rõ với mẹ 1 điều, vợ chồng con sống với nhau vì tình vì nghĩa, vì nhiều thứ chứ không chỉ vì 1 đứa con. Vậy nên nếu mẹ còn không thể hiểu cho vợ con, chúng con sẽ dọn ra ngoài sống cho mẹ thoải mái”.
Biết con trai nổi nóng rồi, bà im lặng. Hôm ấy bà cũng không chuyện trò với tôi nhưng hôm sau bà chủ động nấu sáng mang vào phòng con dâu, nhẹ nhàng giục:
“Ăn đi con… Ăn để lấy lại sức. Đừng nghĩ ngợi nhiều, rồi mọi chuyện sẽ ổn”.
Sự thay đổi của mẹ chồng khiến tôi bớt hoang mang hơn. Còn 1 phôi thai trong viện, tôi đợi vài tháng nữa sức khỏe bình ổn lại sẽ vào cấy phôi tiếp. Mong rằng ông trời thương cho vợ chồng tôi được thỏa nguyện ước mong.
Lưu ý sau chuyển phôi để thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi chuyển phôi, người được chuyển phôi cần nằm nghỉ khoảng 2 – 3 giờ tại bệnh viện, sau đó , di chuyển nhẹ nhàng về nhà để nằm nghỉ dưỡng thai. Trong khoảng 3 ngày đầu, nên dành tối đa thời gian để nằm nghỉ ngơi, chỉ nên di chuyển khi đi vệ sinh.
Sau 3 ngày, người được chuyển phôi có thể đứng lên đi lại nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh, không đi lên đi xuống cầu thang. Ngủ đủ giấc, một ngày nên ngủ từ 7 tới 8 tiếng.
Lưu ý sau khi chuyển phôi, vợ chồng nên tránh quan hệ trong những ngày đầu sau chuyển phôi để hạn chế sự kích thích gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với việc bổ sung trái cây, rau củ quả. Việc tiêu thụ rau xanh trong các bữa ăn giúp giảm 40% tỷ lệ sảy thai.
Tất cả các loại đậu như đau lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu pinto… đều là những thực phẩm lý tưởng cho phôi thai.
Bổ sung protein nạc như cá và thịt gia cầm, thịt đỏ để tăng sức khỏe của bạn và phôi thai.
Sau chuyển phôi từ 1 tuần – 10 ngày, bạn có thể ăn uống bình thường và hãy nhớ nên ăn đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm.
Giữ tâm lý thư thái, tránh căng thẳng, lo âu
Giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân. Mẹ có thể nghỉ ngơi xem phim hoặc đọc sách để thư giãn. Tránh những bộ phim hành động hay phim tình cảm sướt mướt dễ gây kích động tâm lý cho mẹ vì sự thay đổi lớn của hocmon cũng dễ khiến mẹ buồn hoặc vui quá mức bình thường.
Tránh tức giận sẽ gây tình trạng tức ngực, tim đập nhanh, đau tim ảnh hưởng đến phôi, có thể gây hỏng phôi.
Lưu ý sau khi chuyển phôi 2 tuần, mẹ sẽ thưc hiện xét nghiệm βeta HCG để xác định kết quả thụ thai. Nếu nồng độ βeta HCG ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào mỗi người.
Nếu nồng độ βeta HCG tăng gấp rưỡi trở lên sau 2 ngày thì được xác định là thai đang phát triển và tiếp tục cho thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.
Tỷ lệ thành công của việc chuyển phôi phụ thuộc vào chất lượng phôi, cơ địa của người mẹ và cả trình độ, kĩ thuật của bác sĩ. Do vậy, bạn cần tìm hiểu, chọn đúng trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, bác sỹ giỏi để thực hiện. Kết hợp cùng tâm lý thoải mái, chế độ dinh dưỡng hợp lí chắc chắn các cặp đôi sẽ được đón con yêu khỏe mạnh.