Mẹ có thể sẽ bất ngờ nhưng bé yêu đã có thể bắt đầu 'ngọ nguậy' trong bụng mẹ vào tuần này rồi đấy!
Dưới đây chính là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Tới tuần thứ 10, thai nhi có chiều dài tính từ chóp tới mông vào khoảng 30 mm. Tỷ lệ giữa phần thân và đầu được thay đổi với phần thân bây giờ chiếm hơn một nửa chiều dài cơ thể bé. Đuôi sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối tuần này và cổ sẽ bắt đầu phát triển.
Tới tuần thứ 10, thai nhi có chiều dài tính từ chóp tới mông vào khoảng 30 mm. (Ảnh minh họa)
Đôi mắt của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh từ tuần trước và tiếp tục hoàn thiện trong tuần này, mí mắt cũng hình thành xung quanh 2 mắt. Lưỡi cũng sẽ phát triển nhanh và dần đi vào quá trình hoàn thiện trong tuần này, đồng thời răng chồi cũng bắt đầu xuất hiện trong xương hàm.
Tất cả các cơ quan chính của em bé sẽ bắt đầu phân hóa chức năng và hoạt động cùng nhau trong tuần này. Não bộ sẽ có kết nối với các cơ bắp và dây thần kinh, cho phép em bé có thể hoạt động bằng cách di chuyển chân tay và nuốt chất lỏng. Trái tim đập ở tốc độ 180 lần một phút – tốc độ lớn hơn rất nhiều so với cơ thể trưởng thành.
Các ngón tay và ngón chân sẽ hoàn tất và trở nên hoàn toàn tách biệt vào cuối tuần thứ 10, đồng thời tóc cũng có thể bắt đầu xuất hiện. Tinh hoàn hay buồng trứng đang phát triển trong tuần này, tuy nhiên việc xác định giới tính của bé vẫn còn quá sớm vào lúc này. Cuối cùng là nhau thai đang phát triển mạnh và sẽ hoàn thiện chức năng vào khoảng tuần thứ 12.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Tới tuần này, tử cung của mẹ đã lớn tới kích thước gần bằng một quả bưởi. Mẹ vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, và vẫn phải chống chọi với những cơn ốm nghén, nhưng những triệu chứng này nên thuyên giảm sau một vài tuần. Tuy nhiên, táo bón lại sẽ là một 'nỗi khổ' mới đối với mẹ, và có thể trở nên ngày càng tồi tệ khi bụng bầu lớn lên. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung nhiều nước và rau xanh. Mẹ bầu cũng nên luyện tập thể thao thường xuyên. Mẹ bầu cũng sẽ phải đối phó với triệu chứng đau đầu và giãn tĩnh mạch do lượng máu trong cơ thể sẽ tăng khoảng 20-40% khi mang bầu.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Mẹ chưa cần thiết phải trang bị cho mình những bộ váy bầu thùng thình vào tuần này tuy nhiên mẹ có thể đã cảm thấy muốn từ bỏ các bộ quần áo bó sát.
Mẹ chưa cần thiết phải trang bị cho mình những bộ váy bầu thùng thình vào tuần này tuy nhiên mẹ có thể đã cảm thấy muốn từ bỏ các bộ quần áo bó sát. (Ảnh minh họa)
Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt khi thai nhi càng lớn dần. Vì vậy mẹ cần lên chiến lược rõ ràng để đối phó với căn bệnh này. Những việc mẹ nên làm để giảm triệu chứng táo bón là ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi, trái cây sấy khô, rau và củ quả và đặc biệt là uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Mẹ cũng cần biết, vận động luôn đồng nghĩa với sức khỏe thai kỳ và dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Vì vậy mẹ nên tập luyện thể thao thường xuyên nhưng lưu ý không nên tập quá sức, hãy chọn những chương trình tập luyện an toàn và không làm toát mồ hôi sau tập.
Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, mẹ nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.