Một lớp chất bảo vệ myelin sẽ được hình thành trong các dây thần kinh và bởi thế em bé sẽ bắt đầu có cảm giác.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Em bé sẽ vẫn tiếp tục phát triển về chiều dài, khoảng 15 cm tính từ đầu đến mông với cân nặng khoảng 200g. Đôi tai hiện nay đã đến đúng vị trí cuối cùng của chúng và bắt đầu để hình thành riêng biệt, cách xa mặt trước về hai phía. Bộ não có thể sẵn sàng để phân tích những âm thanh được tiếp nhận qua thính giác. Đôi mắt sẽ tiếp tục điều chỉnh, với phần võng mạc trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và bé có thể thực hiện những chuyển động mắt đơn giản. Làn da vẫn còn rất mỏng nên có thể nhìn xuyên thấu những mạch máu dưới nó. Một lớp chất bảo vệ myelin sẽ được hình thành trong các dây thần kinh và bởi thế em bé sẽ bắt đầu có cảm giác.
Ở tuần thai thứ 18, đôi mắt bé sẽ tiếp tục điều chỉnh, với phần võng mạc trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và bé có thể thực hiện những chuyển động mắt đơn giản.
Một số thai nhi sẽ bắt đầu bị nấc. Tuy nhiên những người mẹ sẽ không thể nghe thấy chúng bởi dây thanh quản bị lấp đầy bởi chất lỏng chứ không phải là không khí, nhưng khi em bé lớn hơn trong vài tuần tới, người mẹ sẽ cảm nhận được những rung động nhẹ trong bụng khi bé nấc.
Những túi khí nhỏ được gọi là phế nang bắt đầu hình thành trong phổi thai nhi và các dây thanh âm đã phát triển. Nếu không khí (chứ không phải là nước ối) có các hợp âm đi ngang qua, mẹ có thể nghe được tiếng thai nhi khi chúng bắt đầu luyện tập khóc.
Nếu đi siêu âm vào tuần này, mẹ có thể may mắn để nhìn thấy bé làm một số động tác cuộn, xoắn và đá, trong khi đứa trẻ vẫn có rất nhiều khoảng trống trong túi ối để có thể tập thể dục thoải mái. Tuy nhiên, em bé sẽ có thể vừa hoạt động và ngủ cùng lúc, vì vậy bé có thể sẽ đang chợp mắt vào thời điểm quét.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Trong khoảng thời gian thai kì này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều nước ối và tế bào máu hơn để bù lại những lượng máu đã mất, việc này sẽ làm tăng thể tích máu trong người mẹ. Hiện tượng này sẽ khiến mẹ cảm thấy khát nước và đổ nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Trái tim sẽ đập mạnh hơn (chứ không phải nhanh hơn) để tuần hoàn nhiều máu hơn, vì vậy kích thước của tim sẽ tăng. Mẹ cũng có thể để ý mặt mình sẽ phúng phính hơn - việc bình thường hay xảy ra đối với những người phụ nữ khác khi mang thai - bởi cơ thể mẹ dự trữ nhiều nước hơn do các hệ thống tuần hoàn thay đổi.
Bạn có thể thấy các mạch máu ở bên má hoặc dưới quầng mắt nổi lên rõ, những mạch này gọi là các tĩnh mạch mạng nhện hoặc các tĩnh mạch sợi chỉ. Đây là những mạch máu được biết tới như mao mạch, thứ sẽ xuất hiện rõ trong thời gian thai kỳ, đặc biệt là các quý thứ nhất hoặc thứ hai, do sự thay đổi của tiết tố hoóc-môn nữ. Chúng có thể nổi lên ở cổ, ngực, bàn tay, cẳng tay và tai. Việc này hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất sau khi hạ sinh.
Trong khi đó, bụng và ngực của bạn sẽ tiếp tục to dần - những người chưa biết bạn đang mang thai thì bây giờ có thể nhận ra điều đó.
Trong khoảng thời gian thai kì này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều nước ối và tế bào máu hơn để bù lại những lượng máu đã mất, việc này sẽ làm tăng thể tích máu trong người mẹ. (ảnh minh họa)
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Từ nay cho đến tuần 20, mẹ nên thường xuyên đi siêu âm. Lần siêu âm chi tiết này sẽ đánh giá sự phát triển của thai nhi và kiểm tra các cơ quan của bé, bao gồm não, tim và phổi. Mẹ cũng có thể làm thêm những xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc khác, tùy thuộc vào nơi sống và hoàn cảnh của thai kỳ. Đôi khi nhau thai hạ xuống vào phần dưới của tử cung, có nghĩa là mẹ bầu có một nhau thai thấp nằm gần cổ tử cung, gọi là nhau tiền đạo. Vấn đề này có thể phát hiện được khi siêu âm. Trong hầu hết các trường hợp, nhau thai sẽ di chuyển lên, ra khỏi cổ tử cung và không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, nếu điều này không xảy ra, mẹ sẽ phải thực hiện sinh bằng phương pháp mổ. Nếu khi siêu âm phát hiện được nhau thai thấp, mẹ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn.
Việc siêu âm có thể xác định được giới tính của thai nhi nếu em bé nằm đúng vị trí. Nếu mẹ không muốn tiết lộ giới tính của con cho đến ngày sinh, hãy nói cho bác sĩ siêu âm điều đó và đừng nóng vội! Nhưng nếu bạn thực sự muốn biết giới tính của em bé thì nên nhớ rằng rất khó để xác định và đôi khi chính vị bác sĩ cũng nhầm lẫn.
Mẹ có thể che đậy được những mao mạch máu thông qua việc trang điểm, chú ý bảo vệ khuôn mặt khi thời tiết quá nóng hoặc lạnh để giúp chúng không trở nên tệ hơn.