Thai nhi 6 tuần tuổi: Mũi, miệng và tai bắt đầu hình thành

Ngày 29/05/2018 22:00 PM (GMT+7)

Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương), mang thai 6 tuần tuổi có biểu hiện rõ nét nhất là những cơn ốm nghén.

Thai nhi 6 tuần tuổi: Mũi, miệng và tai bắt đầu hình thành - 1

Tác giả bài viết: Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương)

Em bé của bạn phát triển ra sao?

Sự phát triển chính của thai nhi 6 tuần tuổi: Mũi, miệng và tai đang bắt đầu hình thành. Nếu bạn có thể nhìn vào bên trong tử cung sẽ thấy một cái đầu quá khổ và những đốm đen nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng những chấm nhỏ ở hai bên đầu; bàn tay và bàn chân đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, trông khá giống những mái chèo.

Thai nhi 6 tuần tuổi: Mũi, miệng và tai bắt đầu hình thành - 2

Tim của bé đập nhanh khoảng 100 đến 160 lần/1phút – nhanh gần như gấp đôi người lớn – và máu bắt đầu chảy vào cơ thể bé. Ruột của bé cũng đang phát triển và phổi cũng xuất hiện. Tuyến yên hình thành, cũng như phần còn lại của não, cơ và xương. Hiện tại, bé yêu của bạn dài 5-8mm, có kích thước gần bằng hạt đậu lăng.

Xem thêm video: Thực phẩm không nên ăn khi mang bầu

Cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?

Các biểu hiện thai nghén sẽ xuất hiện vào tuần này. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay trở nên nhạy cảm hơn, khó kiềm chế cảm xúc hơn… là hoàn toàn bình thường với phụ nữ mới mang thai. Bởi, cuộc sống của bạn đang sang một bước ngoặt mới, vì vậy những lo âu, hoang mang… là chuyện dễ hiểu.

Ở tuần này, việc phát hiện đốm máu trên quần lót hoặc dịch sau khi đi tiểu hoặc chảy máu… là tương đối phổ biến. ¼ trường hợp phụ nữ mang thai gặp các hiện tượng như thế. Nhưng để an toàn nhất, bạn vẫn cần lưu ý dấu hiệu trên bởi với một số phụ nữ thì đó có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Để bảo vệ thai nhi, tốt nhất, hãy đi khám hoặc gọi cho bác sĩ.

Thai nhi 6 tuần tuổi: Mũi, miệng và tai bắt đầu hình thành - 3

Kiến thức cho mẹ: Cơ hội sinh đôi

Nếu gia đình bạn có lịch sử sinh đôi, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng mang thai đôi. Nhưng bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mang thai nhiều hơn một em bé và bạn cũng có thể là một trong số đó.

Tỷ lệ mang thai đôi

Trung bình, khoảng 31 ca sinh nở thì có 1 ca sinh đôi. Nhưng thực tế, cơ hội mang thai đôi của bạn ít hơn nhiều – khoảng 1/89 – nếu bạn thụ thai mà không cần sự trợ giúp y tế nào. Tỷ lệ mang thai ba hoặc hơn vào khoảng 1/565.

Cặp song sinh giống hệt nhau thường xảy ra một cách tình cờ. Khả năng bạn sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng có tỷ lệ là 1/250.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai đôi

- Nếu phụ nữ từng sinh đôi thì khả năng lại mang thai đôi sẽ cao hơn. Nếu bạn là một trong hai người từng được sinh đôi hoặc có liên quan đến cặp sinh đôi… bạn có nhiều khả năng mang thai đôi. Lịch sử gia đình chồng ít ảnh hưởng đến khả năng mang thai đôi của người phụ nữ.

- Phụ nữ càng lớn tuổi càng có nhiều cơ hội mang thai đôi tự nhiên. Việc thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân khiến điều này xảy ra.

- Bạn càng mang bầu nhiều lần thì càng có nhiều cơ hội mang thai đôi

Thai nhi 6 tuần tuổi: Mũi, miệng và tai bắt đầu hình thành - 4

Nếu phụ nữ từng sinh đôi thì khả năng lại mang thai đôi sẽ cao hơn. (ảnh minh họa)

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 6: Tìm hiểu loại thực phẩm và đồ uống cần tránh

Trong thời gian mang thai, điều phụ nữ cần đặc biệt quan tâm là loại bỏ ngay các thức ăn và đồ uống có thể gây hại thai nhi. Nhưng có rất nhiều tin đồn hoặc thông tin sai lệch về những loại thực phẩm, đồ uống an toàn hay không an toàn cho mẹ bầu.

Phụ nữ mang bầu nên tránh ăn các loại thực phầm tái sống, hạn chế đồ uống có chứa caffeine. Mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày.

Thai nhi 7 tuần tuổi: Cân nặng tăng gấp đôi
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thai nhi 7 tuần tuổi vẫn được coi là một phôi thai và có thêm sự xuất hiện...

Thai nhi 7 tuần tuổi

Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi