Từ tuần thai này, em bé đã là một bào thai thực thụ và không còn coi là phôi thai nữa.
Thai nhi
Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng quả ô-liu, có chiều dài khoảng 2,2cm và cân nặng tương đương 2g. Lúc này, cơ bắp của bé bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ chính vì vậy sắp tới bé sẽ có thể di chuyển được chân và tay.
Cũng từ tuần thai thứ 9, chiếc đuôi bé xíu của thai nhi đã biến mất. Trông bé lúc này giống với trẻ sơ sinh khi chào đời nhiều hơn. Em bé đã là một bào thai thực thụ và không còn coi là phôi thai nữa.
Mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều về những thay đổi ngoại hình cơ thể nhưng bên trong bé đang phát triển rất mạnh mẽ. Các cơ quan nội tang đang hình thành, ngón tay đã biết gập lại và đặt về phía trên ngực. Chân bé cũng không ngừng dài ra để cân xưng với cơ thể.
Dù bạn chưa thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi nhưng bên trong bụng, em bé đã biết nhào lộn và mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim của con thông qua thiết bị siêu âm hoặc máy nghe tim thai Doppler.
Thai nhi 9 tuần tuổi.
Cơ thể mẹ bầu
Ngoại hình mẹ vẫn chưa thay đổi nhiều nhưng cơ thể thì đã mệt mỏi và ốm nghén dữ dội. Nguyên nhân là do cơ thể đang dần thích nghi với em bé trong bụng, thêm vào đó sự thay đổi nội tiết, quá trình trao đổi chất tăng lên cũng gây giảm lượng đường trong máu và huyết áp. Kết quả là mẹ thường xuyên thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Nếu mẹ vẫn phải đi làm thì nên nói chuyện với sếp về chuyện bầu bí để được ưu tiên trong công việc. Mẹ cũng nên lưu ý tới sự an toàn trong công việc và đi bằng phương tiện gì để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi.
Để giảm mệt mỏi và buồn ngủ, chị em bầu nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi để ngủ bất cứ khi nào có thể. Nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt khó chịu hơn.
Mẹo nhỏ cho mẹ
Đối phó với buồn nôn và nôn ói không phải là chuyện dễ dàng nhưng nếu cứ nôn ói thế này liệu có ảnh hưởng đến con? Mẹ đừng quá lo lắng! Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dung nạp thức ăn dễ dàng hơn.
Dù ốm nghén nhưng mẹ vẫn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong những tuần này. (ảnh minh họa)
Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm vitamin B6 sẽ giúp tình trạng ốm nghén thuyên giảm.
Nếu việc tự đi làm khiến bạn thêm mệt mỏi thì hãy nhờ chồng giúp đỡ. Chồng đưa đón sẽ giúp bạn đến cơ quan sớm hơn và kết thúc công việc đúng giờ, dành nhiều thời gian rảnh cho buổi tối để đi bộ và nghỉ ngơi cũng giúp chị em bầu bớt mệt mỏi.
Triệu chứng mang thai 9 tuần
Những triệu chứng mẹ gặp phải trong tuần thai thứ 9 này là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Mệt mỏi
- Căng tức ngực
- Tiết nhiều nước bọt
- Khó tiêu
- Đầy hơi
- Táo bón
- Tăng cảm giác về mùi, vị
Xem thêm: Thai nhi 10 tuần tuổi |