Thiếu canxi có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể mẹ bầu và bé nên mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cơ thể thiếu canxi để đi khám và bổ sung kịp thời.
Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của canxi đối với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ có thai và thai nhi. Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp phát triển hệ xương, răng mà có giúp ổn định nhịp tim, hiện tượng đông máu, co cơ và điều hòa quá trình tiết hormone của cơ thể.
Thiếu canxi có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể mẹ bầu và bé. (Ảnh minh họa)
Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để hỗ trợ quá trình phát triển của em bé trong suốt thai kỳ. Nếu như lượng canxi bổ sung cho bé không đủ, một lượng canxi nhất định từ chính hệ xương của mẹ sẽ được bòn rút để bù đắp cho quá trình phát triển này. Vì vậy, thiếu canxi trong thời kỳ mang thai sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng cho cả cơ thể mẹ và bé. Các mẹ bầu cần nắm rõ các dấu hiệu dưới đây để bổ sung khi cơ thể thiếu hụt canxi.
Móng tay dễ gãy
Canxi là một vi chất cần thiết để cơ thể bạn có một hệ móng chắc khỏe. Vậy nên khi đột nhiên móng tay dễ gãy là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi.
Đau nhức cơ bắp, chuột rút
Nếu hiện tượng đau nhức bắp chân bàn chân và thường xuyên trong tình trạng tê tay chân hoặc bị chuột rút, đây là dấu hiệu cho thấy cả mẹ và bé đang thiếu hụt canxi.
Đau răng
Khi thiếu canxi, bạn sẽ cảm thấy hàm răng không còn chắc khỏe như trước nữa bởi thành phần chính cấu tạo lên răng chính là canxi. Khi răng thường xuyên lung lay và đau răng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn nếu như cơ thể bạn thiếu canxi
Cơ thể mệt mỏi
Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và hiện tượng thường xuyên có cảm giác lo âu ở mẹ bầu. Khi cơ thể đau mỏi thường xuyên cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung thêm canxi trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
Khi mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng lên, vì vậy các mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 100 mg canxi mỗi ngày và đảm bảo bổ sung đều đặn caixi trong suốt thai kỳ cũng như sau khi mang thai. Bởi thời kỳ cho con bú, cơ thể mẹ cũng cần đủ lượng canxi để hỗ trợ cho bé.
Sữa và các sản phẩm từ sữa khác là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng canxi cao nhất. Ngoài ra, cá đóng hộp, hạnh nhân, sup lơ xanh, bánh mì tươi cũng là những loại thực phẩm nên được thêm và thực đơn dinh dưỡng để bổ sung hàm lượng canxi mỗi ngày
Để tránh tình trạng thiếu canxi, các bác sĩ sẽ thường yêu cầu bổ sung thêm vitamin D để cơ thể dễ hấp thụ canxi. (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu cần lưu ý có hai loại canxi tổng hợp chính mà mẹ bầu nên quan tâm trong thai kỳ. Canxi cacbonat cung cấp hàm lượng canxi cao nhưng cần một lượng axit nhất định trong dạ dày để hòa tan nên được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn. Một loại khác là canxi citrate, dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn và có thể sử dụng trước bữa ăn.
Các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và chỉ bổ sung canxi tổng hợp khi có chỉ đinh của bác sĩ. (Ảnh minh họa)