Biết chị dâu chửa to vậy cả em dâu, em chồng đều không ai về sớm giúp 1 tay. Mẹ chồng thì già yếu cũng chỉ túc tắc đỡ được tôi tí nào thì đỡ.
Nhà chồng tôi đông anh em, họ mạc cũng đông. Anh ấy không chỉ là con trưởng mà còn là đích tôn của cả dòng họ, thành ra tôi cũng được “vạ lây” cái “quyền dâu trưởng”. Có điều quyền này chẳng biết to tát ở đâu chứ tôi thì toàn được thể hiện vai trò trong góc bếp. Một năm bao nhiêu cái giỗ, bao nhiêu việc họ mạc là cứ phải đương đầu ra lo từ thực phẩm tới cỗ bàn, khâu cuối cùng là rửa bát cũng chẳng thoát khỏi tay.
Còn nhớ năm đầu tiên về làm dâu, tôi mới cưới được hơn tuần thì nhà có giỗ. Bố mẹ chồng làm tổng cộng 30 mâm, to gần bằng đám cưới quê mà chỉ thuê nấu cỗ còn lại mua sắm, bát đũa đều là nhà tự làm. 2 cô em dâu kia được cái mồm miệng đỡ chân tay, vừa nghe mẹ phân công đã làm luôn câu:
“Năm nay nhà có dâu trưởng, chúng con nhàn rồi”.
2 cô em dâu của tôi được cái mồm miệng đỡ chân tay, bao nhiêu việc là đùn hết cho chị. (Ảnh minh họa)
Thế là y như rằng, ngày hôm sau 2 nàng ấy ngủ tới bảnh mắt mới vào, mình tôi đi chợ từ chiều hôm trước, 4h sáng hôm sau lại ra chợ đầu mối mua thêm đồ. Tới lúc ăn uống xong, mọi người được chia lộc là phủi quần đứng dậy về. Riêng tôi ngồi cắm đầu rửa ngần ấy bát là hết nguyên cả 1 buổi chiều, đau lưng còn không đứng dậy nổi. Sau lần đó, tôi chính thức hãi cái chức dâu trưởng.
Rồi tới khi tôi mang bầu, công việc gia đình cũng chẳng được giảm đi. Hôm mồng 3 Tết, bố mẹ chồng tôi hóa vàng làm 5 mâm cỗ mời anh em họ hàng. Biết chị dâu chửa to vậy cả em dâu, em chồng đều không ai về sớm giúp 1 tay. Mẹ chồng thì già yếu cũng chỉ túc tắc đỡ được tôi tí nào thì đỡ.
Ăn uống xong, quen thói ỉ lại cả cô em chồng với 2 cô em dâu chỉ dọn bát đĩa ra sân rồi phủi tay bảo:
“Thôi, việc của dâu trưởng chúng em không giành nhé”.
Trời thì lạnh, bụng tôi to vượt mặt ngồi xuống còn khó chứ chưa nói tới phải dạng chân rửa ngần ấy bát. Mặc dù ấm ức nhưng nghĩ phận làm dâu nên tôi cố nhịn cho qua. Bất ngờ đúng lúc tôi đang chuẩn bị ngồi xuống rửa thì chồng đi từ trên nhà xuống. Anh đỏ mặt, hất tung ngay mấy mâm bát trước mặt vợ rồi chỉ thẳng tay vào mặt mấy cô em gái, em dâu tuyên bố:
“Trưởng thì không phải người hay sao mà lúc nào cũng làm như cái máy, việc nặng nhẹ gì cũng đổ lên đầu cô ấy. Lần sau muốn ăn mà không muốn làm thì các cô, các thím đừng vác miệng về đây. Vợ tôi trả lại chức dâu trưởng cho các người đấy”.
Chồng tôi thấy vợ một mình ngồi rửa hết 5 mâm bát đũa liền nổi nóng, hất tung mâm khiến cả họ "đứng hình". (Ảnh minh họa)
Thấy chồng nổi nóng, tôi vội chạy lại can. Không may sân trơn, tôi trượt chân ngã bệt xuống đất vậy là đau bụng chuyển dạ sinh non ở tuần 36. Hiện con tôi vẫn đang phải nằm lồng ấp. Tuy bác sĩ nói rằng tình trạng sức khỏe của thằng bé không đáng lo ngại, nằm viện 1 tuần có thể xuất viện về nhà theo dõi thêm, mỗi tuần tới tái khám 1 lần nhưng tôi vẫn lo lắng không biết con bị sinh non ở tuần 36 có sao không? Có chị em nào từng sinh non như tôi, xin hãy chia sẻ kinh nghiệm để tôi biết với!
Sinh con ở tuần 36 có sao không?
Thai kỳ được coi là đủ tháng khi trên 39 tuần, sinh ra ở tuần 37 đến tuần 38 – 6 ngày là sinh sớm và các trường hợp còn lại là sinh non, cụ thể:
- Tuổi thai dưới 28 tuần là cực kỳ sớm.
- Tuổi thai 28 – 32 tuần là rất sớm.
- Tuổi thai từ 32 đến 37 tuần là trung bình đến sinh non.
- Tuổi thai từ 34 đến 36 tuần là sinh non.
- Tuổi thai từ 37 đến 38 tuần là sớm.
- Tuổi thai 39 tuần trở lên là đủ tháng.
Có thể hiểu việc sinh con ở tuần 36 là sinh non và sẽ gặp phải những rủi ro như sau:
Nhiều mẹ bầu bắt buộc phải sinh sớm theo chỉ định của bác sĩ vì tiền sản giật, động thai, vỡ ối sớm… Nguy cơ biến chứng sức khỏe sẽ giảm đáng kể khi sinh con ở tuần 36, thấp hơn rất nhiều so với việc sinh con ở tuần 35 nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ như:
- Hội chứng suy hô hấp (RDS).
- Nhiễm trùng huyết.
- Còn ống động mạch (PDA).
- Vàng da cần điều trị bằng quang tuyến.
- Cân nặng khi sinh là thấp.
- Khó điều chỉnh nhiệt độ.
- Khó khăn khi cho bú.
- Chậm phát triển, chăm sóc đặc biệt.
- Tử vong.
Trẻ sinh non ở tuần 36 sẽ phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt hoặc thậm chí phải đưa vào bệnh viện sau khi xuất viện.
Rủi ro lớn nhất đối với việc sinh con ở tuần 36 là trẻ sơ sinh sẽ mắc hội chứng suy hô hấp RDS. Khoảng 0,8% trẻ sơ sinh tử vong khi sinh ở tuần 36. Về sau này, những bé sinh ra ở tuần 36 cũng sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thể chất, phát triển và tinh thần so với những bé sinh đủ tháng như:
- Bại não.
- Kết quả học tập kém.
- Cần chuyên gia can thiệp sớm.
- Nhu cầu giáo dục đặc biệt.
- Có vấn đề về hành vi và tâm lý.
Lưu ý cho phụ nữ mang thai ở tuần 36
Khi mang thai ở tuần 36, mẹ bầu cần biết tới những chỉ số của thai nhi như:
- BPD (Đơn vị: mm): Đường kính lưỡng đỉnh.
- FL (Đơn vị: mm): Chiều dài xương đùi.
- AC (Đơn vị: mm): Chu vi bụng.
- HC (Đơn vị: mm): Chu vi đầu.
- EFW (Đơn vị: gram): Cân nặng thai nhi ước tính.
Việc khám thai định kỳ hằng tuần trong thời gian này rất cần thiết để bác sĩ đo được chỉ số thai nhi ở tuần 36 như thế nào, đồng thời đưa ra đánh giá tổng thể về mức độ phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những bất thường để có cách giải quyết kịp thời.
Trường hợp thai nhi có chỉ số không khớp với bảng trên, có sự xê dịch một chút thì mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần con khỏe mạnh nhưng nếu chỉ số cách quá xa thì cần trao đổi thêm với bác sĩ để tìm nguyên nhân vì nguy cơ cao thai nhi đang gặp biến chứng nguy hiểm nào đó.
Nếu mẹ ăn uống đủ chất nhưng thai nhi vẫn có cân nặng thấp thì mẹ cũng đừng lo vì cân nặng của thai nhi sẽ tăng thêm trong những tuần thai cuối.