Tôi vừa đẻ xong chồng run run bế con lật tã xem rồi reo lên: "May quá không giống anh!"

Thảo Nguyên - Ngày 04/09/2023 00:00 AM (GMT+7)

Lần nào khám thai kỳ định kỳ chồng cũng đưa đi nhưng trên đường về thể nào anh cũng hỏi kỹ càng xem bác sĩ có nói thai nhi bị gì bất thường không.

5 năm yêu, 2 vợ chồng tôi mới cưới. Cả 2 đã phải trải qua không ít sóng gió vì bố mẹ 2 bên cấm cản. Bố mẹ tôi chê quê anh xa quá, cách nhà tôi tận gần 200km nên sợ con gái lấy chồng xa sẽ khổ. Còn bố mẹ anh thì bảo chúng tôi không hợp tuổi.

Cho đến khi cả hai chúng tôi tự đi đăng ký kết hôn và dự định ở với nhau mà không cần cưới xin thì 2 bên mới đồng ý. Sau 3 tháng cưới nhau, tôi cấn bầu luôn.

Chồng tôi là người sống rất tình cảm, có trách nhiệm với vợ và gia đình 2 bên. Do 2 vợ chồng đều có việc làm nên cuộc sống của 2 đứa khá ổn định.

Sau 3 tháng cưới nhau, tôi cấn bầu luôn nên 2 vợ chồng mừng lắm. (Ảnh minh họa)

Sau 3 tháng cưới nhau, tôi cấn bầu luôn nên 2 vợ chồng mừng lắm. (Ảnh minh họa)

Lần nào khám thai kỳ định kỳ chồng cũng đưa đi nhưng trên đường về thể nào anh cũng hỏi kỹ càng xem lần này đi khám bác sĩ có nói thai nhi bị gì bất thường không.

Ban đầu tôi còn tưởng anh lo lắng cho 2 mẹ con, nhưng 10 lần đi khám, cả 10 lần chồng đều hỏi thế khiến tôi phát khùng. Cảm giác như anh đang trù con bị gì bất thường không bằng.

9 tháng thai kỳ cuối cùng cũng kết thúc. Lúc thấy tôi có dấu hiệu chuyển dạ, chồng cuống lên gọi điện thông báo cho bố mẹ 2 bên rồi tất bật đưa vợ vào viện. Thấy vợ đau đẻ, anh luôn miệng giục ăn uống cho có sức rồi dìu vợ đi lại cho dễ đẻ. Cả phòng chờ sinh ai cũng tấm tắc khen tôi có tấm chồng tốt.

Khi tôi vào phòng sinh, anh và cả nhà nội ngoại đều đứng bên ngoài cửa phòng lo lắng. Tới lúc bác sĩ thông báo đã mẹ tròn con vuông, anh mới thở phào nhẹ nhõm. Khi bác sĩ bế con mới sinh ra cho chồng tôi đón tay, anh cứ run run nhìn con không chớp mắt. Anh lật tã con lên kiểm tra một lượt rồi reo lên:

“May quá con không giống anh”.

Nghe câu nói này mà cả phòng sinh đều phì cười. Bác sĩ đứng bên cạnh trêu bảo:

“Cái anh này lạ đời, không muốn con giống bố thì muốn nó giống bác hàng xóm à”.

Lúc này chồng tôi mới bảo:

“Ý của cháu là tay của con cháu ấy. May quá nó không có bàn tay 6 ngón như bố và ông nội nó ngày xưa. Tại cháu cứ lo con theo gen đằng nội, sinh ra có 6 ngón tay lại phải phẫu thuật thì thương lắm”.

Nghe đến đây cả phòng sinh đều cười. Bác sĩ cũng bảo anh không phải lo điều ấy. Tật đa ngón có thể do đột biến gen hoặc do phát sinh trong quá trình hình thành thai. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của thai nhi và của trẻ.

Tới úc sau sinh con tôi mới hiểu vì sao chồng lại liên tục hỏi thai có bất thường gì khi đi khám. (Ảnh minh họa)

Tới úc sau sinh con tôi mới hiểu vì sao chồng lại liên tục hỏi thai có bất thường gì khi đi khám. (Ảnh minh họa)

Dù trẻ có phải sinh ra với dị tật thừa ngón cái thì sẽ được cắt bỏ ngón thừa và tạo hình ngón ở thời điểm thích hợp, thường từ 1-2 tuổi để giúp cho các ngón tay phát triển bình thường, tránh được các ảnh hưởng xấu sau này.

Tới tận lúc sau sinh con tôi mới hiểu vì sao chồng lại liên tục hỏi thai có bất thường gì khi đi khám. Chắc lúc ấy anh quá lo lắng cho con nhưng lại sợ vợ bầu áp lực nên không dám nói ra nỗi lo này. Tôi không hiểu nỗi lo ấy còn mắng anh nữa. Nhưng giờ mẹ khỏe, con bình an lành lặn là điều mừng nhất rồi.

Nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật thừa ngón tay

Dị tật ngón tay là dị tật bẩm sinh mà bàn tay có nhiều hơn một ngón, có thể gặp ở 1 bên hoặc 2 bên, đa số ở 1 bên và bên phải, có thể đơn độc nhưng thường đi kèm với các dị tật khác. Dị tật này hay gặp ở nam hơn ở nữ.

Dị tật này đa số gặp ở trẻ có tiền sử người thân trong gia đình không có ai mắc thừa ngón. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy có thể có yếu tố di truyền khi phát hiện ra các gia đình có nhiều người cùng mắc dị tật tương tự. Nguyên nhân của dị tật ngón tay cái chưa được xác định rõ ràng nhưng có một số giả thuyết được đặt ra. Các nhà khoa học cho rằng có thể do đột biến nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen như các gen CEP290. RPGRIP1, TMEM216,..

Dị tật thừa ngón tay có thể được phát hiện ngay từ giai đoạn bào thai thông qua phương pháp siêu âm cho thai phụ. Khi phát hiện ra thừa ngón, các bác sĩ sẽ xem xét các dị tật kèm theo từ đó chỉ định phương pháp chọc ối để tiến hành làm các xét nghiệm về di truyền phân tử như Microarray, WES,.. nhằm xác định nguyên nhân.

Khi trẻ được sinh ra với dị tật thừa ngón cái, phương pháp tốt nhất là cắt bỏ ngón thừa và tạo hình ngón ở thời điểm thích hợp, thường từ 1-2 tuổi để giúp cho các ngón tay phát triển bình thường, tránh được các ảnh hưởng xấu sau này.

Tôi vừa đẻ xong chồng run run bế con lật tã xem rồi reo lên: amp;#34;May quá không giống anh!amp;#34; - 3

Nghỉ lễ tôi đặt taxi đón mình và nhân tình về quê thì ngỡ ngàng thấy vợ lái xe đi đến
Vừa mở cửa bước vào xe, tôi hoảng hồn nhìn thấy vợ đang ngồi ở ghế lái, bên cạnh là tái xế taxi.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu