Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm

Ngày 16/05/2020 09:30 AM (GMT+7)

"Nữ hoàng nội y" Nhật Bản Anne Nakamura có sở thích ăn gừng và cho gừng vào trong các món ăn bởi theo cô đây là loại gia vị rất tốt cho sức khỏe.

Anne Nakamura sinh năm 1987 là người mẫu, diễn viên nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản được mệnh danh là "nữ hoàng nội y". Cách đây không lâu, Anne Nakamura chia sẻ loạt ảnh, video quảng cáo nội y trên Instagram cá nhân. Ở tuổi 33 cô vẫn vô cùng gợi cảm và vóc dáng hoàn mỹ khiến bao người phải đắm say. Anne Nakamura cũng từng nhiều lần có mặt trong danh sách những mỹ nhân Nhật Bản có thân hình lý tưởng. 

Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 1
Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 2

Nhan sắc tuổi 33 của Anne Nakamura vẫn gợi cảm và mặn mà.

Mặc dù vậy, đã không ít lần cô bị "tố" là ăn ở bẩn vì lười gội đầu, không thường xuyên thay đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt. Thậm chí những người làm việc cùng cô còn ngửi thấy mùi cơ thể không mấy dễ chịu nhưng "nữ hoàng nội y". Thế nhưng với thân hình quyến rũ và 3 vòng nóng bỏng, Anne vẫn rất được lòng "cánh mày râu" và chị em.

Mặc dù ăn ở không sạch sẽ nhưng da dẻ Anne Nakamura vẫn căng mịn, thân hình thon gọn nhờ luyện tập và có chế độ ăn phù hợp. Đặc biệt, cô thường xuyên ăn gừng, uống gừng với mật ong hay sử dụng gừng trong nấu nướng. Cô nói gừng giúp làm ấm người, thúc đẩy lưu thông máu, khi ăn cô cảm thấy sự trao đổi chất bên trong cơ thể mình được cải thiện. 

Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 3
Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 4

Anne Nakamura được mệnh danh là Nữ hoàng nội y Nhật Bản.

Gừng - một trong những loại gia vị lành mạnh nhất 

Từ xa xưa, gừng đã đóng một vai trò quan trọng trong y học cổ truyền của các nước châu Á. Thời Trung Cổ, gừng được coi trọng đến nỗi nó còn được cho là món quà của các vị thần đến từ Vườn Địa đàng.

Một miếng gừng khô được dùng làm bùa hộ mệnh đeo trên người để tăng cường và bảo vệ sức khỏe của người mang nó. Sự tươi tốt của những khóm gừng trong vườn là biểu hiện sức khỏe tốt của người làm vườn. Trong gừng có nhiều gingerol, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ rất tốt cho sức khỏe. 

Những tác dụng của củ gừng gồm:

Ngừa buồn nôn: 1-1,5 gram gừng có thể giúp ngăn ngừa các loại buồn nôn khác nhau. Điều này áp dụng cho bệnh nhân bị buồn nôn liên quan đến hóa trị, buồn nôn sau phẫu thuật và ốm nghén.

Giảm đau nhức cơ bắp: Gừng dường như có hiệu quả trong việc giảm sự tiến triển hàng ngày của đau cơ, và có thể làm giảm đau nhức cơ bắp do tập thể dục.

Giảm viêm: Có một số nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng viêm xương khớp, đây là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến.

Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 5
Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 6
Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 7

Một trong những bí quyết duy trì nhan sắc của Anne chính là ăn gừng.

Giảm lượng đường trong máu, tốt cho tim: Gừng đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác nhau ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Trị chứng khó tiêu: Gừng làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người mắc chứng khó tiêu và khó chịu liên quan đến dạ dày.

Giảm đau bụng kinh nguyệt: Gừng dường như rất hiệu quả để chống lại cơn đau kinh nguyệt vào đầu kỳ kinh nguyệt.

Giảm mức cholesterol: Có một số bằng chứng, ở cả động vật và người cho thấy gừng có thể dẫn đến giảm đáng kể lượng cholesterol LDL và chất béo trung tính trong máu.

Ngừa ung thư: Gừng chứa một chất gọi là 6-gingerol, có thể có tác dụng bảo vệ chống ung thư. Tuy nhiên, điều này cần phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Tốt cho não: Các nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể bảo vệ chống lại thiệt hại liên quan đến tuổi tác đối với não. Nó cũng có thể cải thiện chức năng não ở phụ nữ cao tuổi.

Lưu ý khi sử dụng gừng

Nữ hoàng nội y nổi tiếng sống bẩn thích ăn loại củ “rẻ như cho” nhưng tốt ngang nhân sâm - 8

Gừng tuy tốt nhưng không nên quá lạm dụng. (Ảnh minh họa)

- Không ăn quá nhiều gừng: Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

- Nên dùng vào buổi sáng và buổi trưa: Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín". Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối.

Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

- Những người không nên ăn gừng: Người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.

- Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.

Vì sao buổi tối tuyệt đối không nên ăn gừng?
Gừng là loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong các món ăn. Gừng cũng là thức uống tuyệt vời giúp chữa cảm lạnh, giúp chị em giảm cân, đặc biệt là...
Hoàng Dương (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe