Uống nước là một việc cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người, nếu biết cách uống nước còn giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Một khi trong cơ thể xuất hiện cục máu đông, nó sẽ gây ra một loạt các vấn đề như đột quỵ, bệnh tim mạch... Có rất nhiều nguyên nhân hình thành cục máu đông, một trong những nguyên nhân đó là độ dính nhớt của máu trong cơ thể cao, máu dính nhớt trong thời gian dài sẽ khiến máu không chảy tự do qua các động mạch, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.
Các cách phòng ngừa cục máu đông?
1. Uống nhiều nước
Bình thường chúng ta muốn phòng ngừa cục máu đông, trước hết cần phải làm giảm độ nhớt của máu. Một trong những phương pháp để giúp tránh hình thành cục máu đông đó chính là uống nước. Uống nhiều nước, máu sẽ được pha loãng, điều này có thể cản trở các cục máu đông không xuất hiện. Vì vậy, người lớn mỗi ngày cần uống đủ 1,2 lít nước, đồng thời ăn nhiều rau, trái cây chứa nhiều nước.
Bác sĩ tim mạch nhắc nhở, uống nước trong 4 thời điểm này, có thể giúp rửa trôi cục máu đông.
Sau khi thức dậy: Bình thường sau khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, cơ thể đã trải qua một đêm nghỉ ngơi, nên mất lượng lớn nước và lưu thông máu trong cơ thể chậm lại, lúc này độ nhớt của máu cũng tăng cao. Do đó, sau khi thức dậy cần phải uống một cốc nước, có thể giúp chúng ta tỉnh táo hơn, đồng thời cũng kích hoạt dạ dày, làm loãng máu trong cơ thể và giảm hoạt động của tiểu cầu.
Sau khi tập thể dục buổi sáng: Nhiều người có thói quen tập thể dục buổi sáng, nhưng sau khi tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra không ít mồ hôi, lượng nước trong cơ thể mất đi tương đối nhiều, nếu lúc này không bổ sung nước kịp thời cho cơ thể, sẽ rất dễ dẫn đến tăng độ nhớt của máu và làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
Sau bữa ăn: Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn uống một cốc nước, cũng có thể phòng ngừa cục máu đông, tuy nhiên mọi người cần phải chú ý, không uống nước ngay lập tức sau khi ăn, vì điều này dễ khiến axit dạ dày bị pha loãng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, theo thời gian cơ thể sẽ xuất hiện vấn đề.
Do đó, tốt nhất sau bữa ăn khoảng nửa tiếng nên uống nước, bởi vì chất dinh dưỡng của thực phẩm trong nửa tiếng đã đi vào máu, có thể khiến độ nhớt của máu tăng cao, lúc này uống nước cũng có thể cải thiện tình trạng xuất hiện cục máu đông.
Trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ, cơ thể cũng mất lượng nước lớn, từ đó dẫn đến lượng nước trong máu tương đối ít, độ nhớt của máu sẽ tăng cao, trước khi đi ngủ cơ thể cần được bổ sung đủ nước, có thể sẽ giải quyết được vấn đề này.
2. Tập thể dục tích cực
Chúng ta thường nói rằng cuộc sống là phải vận động, do đó thông qua tập thể dục thích hợp, cũng có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, ngăn chặn các thành phần trong máu hình thành cục máu đông. Mỗi ngày chúng ta đều phải kiên trì vận động, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ nhanh, đi xe đạp… Nên nhớ rằng, sau khi tập thể dục cần phải bổ sung nước cho cơ thể.
Ngoài ra, ngồi quá nhiều cũng rất dễ xuất hiện cục máu đông, vì vậy mọi người nhất định phải nhớ không được ngồi quá lâu, đặc biệt là nhân viên van phòng, những người lái xe.... cần phải thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng dậy di chuyển, để tránh các vấn đề huyết khối tĩnh mạch sâu do dòng chảy của máu không tốt gây ra.
3. Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể muốn ăn nhiều thực phẩm chứa lipoprotein mật độ cao. Điều này là do lipoprotein mật độ cao là một loại cholesterol tốt cho cơ thể chúng ta, nó không chỉ không tích tụ trên các mạch máu, mà còn có thể giúp chúng ta loại bỏ cholesterol xấu khỏi các mạch máu. Lipoprotein mật độ cao này được tìm thấy trong dưa chuột, hành và tỏi. Đồng thời, những thực phẩm này cũng chứa vitamin A cao hơn, có thể giúp chúng ta mở rộng các mạch máu đến một mức độ nhất định và giảm độ nhớt của máu trong cơ thể.
4. Ngâm chân trước khi đi ngủ
Thông thường, trước khi đi ngủ, chúng ta cũng có thể ngâm chân nước ấm, điều này giúp thúc đẩy máu chảy về tim, hơi nóng của nước, sẽ kích thích giãn nở mạch máu, có hiệu quả làm giảm nguy cơ các vấn đề về máu trong khi ngủ.