Về quê ăn Tết, bác sĩ hướng dẫn mẹo chống say xe cho bé đi ngàn cây số vẫn "tươi"

Ngày 22/01/2020 14:10 PM (GMT+7)

Say xe mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại có ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, nhất là khi người bị say xe là trẻ em.

Tại sao lại bi say tàu xe?

Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Hồng Thu (32 tuổi, ngụ Nha Trang), mỗi lần về quê ăn Tết thật sự là nỗi ám ảnh với cả gia đình chị khi con trai chị (bé Ti, 8 tuổi) say vật vờ vì tàu xe. “Mỗi khi đi về quê, dù là bằng máy bay, tàu hoả hay xe ô tô thì con tôi vẫn luôn bị say, biểu hiện bằng việc nôn ói, nhức đầu và vật vờ suốt cả hành trình. Dù có chuẩn bị miếng dán say tàu xe nhưng tình hình không khả quan, tôi và chồng không dám cho con dùng nhiều thuốc vì bé vẫn còn nhỏ, không biết có ảnh hưởng gì không”, chị Thu nói.

Phân tích về triệu chứng say xe, bác sĩ Lê Khải Hoàn, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết say tàu xe là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe (bao gồm đi máy bay, tàu cao tốc, xe lửa, xe du lịch, xe buýt…), mà bản thân không thích nghi được.

“Chúng ta có một bộ cảm biến chuyển động bao gồm: Tai trong, mắt và dây thần kinh ở các chi. Trong những tình huống thông thường, cả 3 bộ phận này cho chúng ta một cảm nhận đầy đủ về một chuyển động.

Về quê ăn Tết, bác sĩ hướng dẫn mẹo chống say xe cho bé đi ngàn cây số vẫn amp;#34;tươiamp;#34; - 1

Say xe là phản ứng bình thường của cơ thể khi đi tàu xe.

Tuy nhiên, do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai, khi các tín hiệu mà bộ cảm biến chuyển động này nhận được không đồng nhất với nhau thì sẽ gây ra triệu chứng say xe. Ví dụ, đi tàu xe mà không có cửa sổ, tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).

Thông thường, cơn say xe của trẻ thông qua biểu hiện nhợt nhạt, bồn chồn, ra mồ hôi, ngáp và khóc. Tiếp đó, trẻ mất hứng thú với thức ăn kể cả món yêu thích và tiếp theo là mệt mỏi. Tất cả những triệu chứng này xảy ra cùng lúc sẽ dẫn đến hiện tượng nôn mửa. Trẻ em từ 9 đến 12 tuổi có nguy cơ bị say xe nhiều nhất, sau đó tỷ lệ say xe giảm dần khi trẻ lớn dần”, bác sĩ Hoàn nói.

Về quê ăn Tết, bác sĩ hướng dẫn mẹo chống say xe cho bé đi ngàn cây số vẫn amp;#34;tươiamp;#34; - 2

Trẻ em từ 9 đến 12 tuổi có nguy cơ bị say xe nhiều nhất, sau đó tỷ lệ say xe giảm dần khi trẻ lớn dần

Phân tích về nguyên nhân gây say xe, bác sĩ Hoàn cho rằng có thể chia làm 5 nguyên nhân cơ bản:

- Do trạng thái tâm lý: Đây là tình trạng cảm thấy tàu xe luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng, chỉ cần nhìn thấy tàu, xe là say xe.

- Do bạn mắc bệnh huyết áp thấp: Do người bị huyết áp thấp vốn dĩ đã thường xuyên bị triệu chứng như đau đầu, chóng mặt nên khi đi xe huyết áp sẽ càng tụt giảm nhanh hơn dẫn đến các triệu chứng say xe.

- Do phản xạ thần kinh của các cơ quan nội tạng như cơ thể đói hay ăn quá no, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu.

- Do chất dịch tiết ra bên trong tai: Khi xe di chuyển, các chất dịch bên trong tai tiết ra nhiều hơn gây cảm giác nôn nao, say xe.

- Do rối loạn tiền đình. Khi di chuyển, xe rung lắc làm cho các mạch máu của tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích chất nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, dẫn đến mê đạo màng tai trong bị tích thủy, gây ra rối loạn tiền đình. 

Không nên tự ý cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi dùng thuốc chống say xe

Đối với người lớn, một trong những biện pháp thường được sử dụng để ngăn chặn trạng thái say xe là dùng thuốc uống và dán. Tuy nhiên theo bác sĩ Hoàn, thuốc chống say xe, dù là dạng uống hay dán, luôn được thầy thuốc khuyến cáo dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần của các loại thuốc này có tác dụng phụ rất nhiều, nhất là trẻ em dễ gặp các tác dụng phụ này hơn người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, không nên cho bé uống thuốc say xe bằng 1/2 hay 1/3 liều dành cho người lớn được.  

Về quê ăn Tết, bác sĩ hướng dẫn mẹo chống say xe cho bé đi ngàn cây số vẫn amp;#34;tươiamp;#34; - 3

Không nên lạm dụng thuốc chống say xe cho trẻ.

Để giảm tình trạng say xe ở trẻ em, bác sĩ Hoàn đưa ra một số gợi ý mà cha mẹ có thể áp dụng cho con:

- Lựa chọn thời gian di chuyển: Nếu có thể, nên di chuyển vào thời gian trẻ ngủ (đặc biệt là trẻ nhỏ tuổi).

- Tập trung sự chú ý của trẻ vào nơi khác (ví dụ: ngoài cửa sổ hoặc nhìn xa vào đường chân trời hoặc vật thể đứng yên ở xa), trò chuyện với trẻ hoặc hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe nhạc.

- Sử dụng gối cổ chữ U hoặc gối tựa đầu để tránh các chuyển động không cần thiết cho phần đầu của trẻ.

- Ghế ngồi cho trẻ nên để ở trạng thái ngả càng nhiều càng tốt.

- Chọn chỗ ngồi cho trẻ: Nếu đi ô tô, nên để trẻ ngồi ở phía trước của xe hoặc các hàng ghế phía trên thay vì ngồi ở các hàng ghế dưới. Nếu đi máy bay, nên để trẻ ngồi ở khu vực ghế gần cánh máy bay để tránh sự rung lắc. Nếu đi thuyền, nên để trẻ ngồi ở boong dưới hoặc cabin

- Ăn kẹo gừng cũng là một giải pháp để giảm chứng buồn nôn

- Nếu chuyến đi ngắn, nên tránh cho trẻ ăn uống. Nếu chuyến đi kéo dài và trẻ cần được ăn thì nên cho trẻ ăn bữa ăn nhẹ (bánh quy khô, đồ uống vừa phải) trước khi khởi hành

- Nên bố trí không gian thoáng mát (mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa), tránh nóng bức.

- Giữ trẻ bình tĩnh (nhiều trường hợp trẻ say xe khi trẻ lo lắng cho chuyến di chuyển).

- Nếu trẻ có dấu hiệu say xe trong khi di chuyển, nên dừng xe càng sớm càng tốt và cho trẻ ra ngoài và đi dạo xung quanh hoặc cho trẻ nằm nghỉ ngơi vài phút (nhắm mắt), có thể chườm khăn lạnh cho trẻ.

Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo thói quen khi ăn thịt kho tàu ngày Tết dễ gây ngộ độc
Mặc dù là món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng nhưng bác sĩ lưu ý không nên ăn quá nhiều thịt kho tàu, đặc biệt phải cân đối dinh dưỡng và kết hợp thêm nhiều...
Yến Nhi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết - Yêu đi đừng sợ