U nang buồng trứng xoắn có ít triệu chứng, nhưng không vì thế mà chủ quan bỏ qua căn bệnh nguy hiểm này.
U nang buồng trứng xoắn có phổ biến không?
U nang buồng trứng xoắn là biến chứng của căn bệnh u nang buồng trứng. Tình trạng xoắn buồng trứng (xoắn adnexal) xảy ra khi một buồng trứng bị xoắn quanh các mô hỗ trợ nó, đôi khi ống dẫn trứng cũng có thể bị xoắn. Tình trạng đau đớn xuất hiện do các cơ quan này bị cắt đứt nguồn cung máu.
U nang buồng trứng xoắn cần được cấp cứu y tế khẩn cấp. Nếu không được điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể mất buồng trứng vĩnh viễn.
Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức nào về tỉ lệ mắc căn bệnh này, nhưng các bác sĩ đều đồng ý rằng tình trạng buồng trứng xoắn không phổ biến.
Những người dễ bị xoắn buồng trứng nhất là bệnh nhân của u nang buồng trứng, khi các buồng trứng sưng lên. Một số biện pháp giúp giảm kích thước u nang là sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc các loại thuốc khác.
Hình ảnh khi buồng trứng bị xoắn lại.
Triệu chứng u nang buồng trứng xoắn
Xoắn buồng trứng có thể gây ra các tình trạng:
- Đau dữ dội, đột ngột ở vùng bụng dưới
- Chuột rút
- Buồn nôn
- Nôn
Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và không có dấu hiệu từ trước.
Trong một số trường hợp, cảm giác đau và chuột rút ở vùng bụng dưới có thể đến và đi chỉ trong vài tuần. Điều này có thể xảy ra nếu buồng trứng đang cố gắng xoay trở lại cho đúng vị trí. Và tất nhiên nó sẽ gây ra đau đớn.
Nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn mà không đau, có thể bạn đang mắc một tình trạng tiềm ẩn khác. Lúc này, bạn nên được khám phụ khoa để xác định tình trạng sớm nhất có thể.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
U nang buồng trứng xoắn xảy ra sau khi mắc u nang buồng trứng, vì đây là biến chứng của căn bệnh này. Nguyên nhân chính khiến buồng trứng xoắn là do nó không ổn định, ví dụ như bị một khối u nang hoặc buồng trứng khác làm nó lệch khỏi vị trí ban đầu.
Bệnh nhân cũng có nhiều khả năng phát triển tình trạng xoắn buồng trứng nếu:
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Có dây chằng buồng trứng dài (đó là cuống xơ nối liền buồng trứng với tử cung)
- Đã thắt ống dẫn trứng
- Đang mang thai
- Đang được điều trị nội tiết tố (thường là điều trị vô sinh), có thể kích thích buồng trứng
Mặc dù tình trạng u nang buồng trứng xoắn có thể xảy ra với phụ nữ và trẻ em gái ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường xảy ra trong những năm sinh sản.
U nang buồng trứng xoắn gây ra bởi u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng xoắn được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nêu trên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Tình trạng càng lâu không được điều trị, bạn càng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng.
Sau khi đánh giá các triệu chứng và xem xét lịch sử y tế của bạn, bác sĩ sẽ thực hiện một số tác vụ chẩn đoán như:
- Kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí của cơn đau
- Siêu âm qua âm đạo để quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng và lưu lượng máu
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các tình trạng tiềm năng khác, chẳng hạn như:
+ nhiễm trùng đường tiết niệu
+ áp xe buồng trứng
+ có thai ngoài tử cung
+ viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng xoắn
Phẫu thuật sẽ được thực hiện để "cởi" buồng trứng, và nếu cần thiết, là ống dẫn trứng. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm nguy cơ tái phát. Thỉnh thoảng, các ca nghiêm trọng cần phải cắt bỏ buồng trứng bị ảnh hưởng.
1. Phẫu thuật gỡ buồng trứng xoắn
Bác sĩ sẽ sử dụng một trong hai quy trình phẫu thuật để điều trị buồng trứng:
- Phẫu thuật nội soi:
Phương pháp này thường được sử dụng đối với những người mang thai. Nó thường được thực hiện tại cơ sở ngoại trú, và cần được gây mê toàn thân.
Bác sĩ sẽ chèn một dụng cụ mảnh, sáng vào một vết mổ nhỏ ở bụng dưới, cho phép họ quan sát các cơ quan nội tạng. Một vết mổ khác được dùng để tiếp cận buồng trứng, với một công cụ khác để gỡ bỏ mối xoắn.
- Phẫu thuật mở bụng:
Bệnh nhân sẽ cần phải ở nội trú qua đêm và được gây mê toàn thân khi thực hiện phương pháp này.
Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường rạch lớn hơn ở vùng bụng dưới, cho phép họ tiếp cận và tháo gỡ buồng trứng bằng tay.
2. Phẫu thuật loại bỏ buồng trứng
Nếu không được cấp cứu kịp thời, các mô xung quanh đã chết do không được cung cấp máu, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ buồng trứng.
- Cắt bỏ buồng trứng (Oophorectomy): Nếu mô buồng trứng không còn hoạt động, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật nội soi này để cắt bỏ buồng trứng.
- Cắt bỏ buồng trứng vòi (Salpingo-Oophorectomy): Nếu cả hai mô buồng trứng và buồng trứng không còn hoạt động, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật nội soi này để loại bỏ cả hai. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện phương pháp này để ngăn ngừa tái phát ở những phụ nữ đã mãn kinh.
Cũng như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, rủi ro của các phương pháp này có thể bao gồm: đông máu, nhiễm trùng và biến chứng do gây mê.
3. Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giúp giảm các triệu chứng trong quá trình phục hồi:
- Acetaminophen (Tylenol)
- Ibuprofen (Advil)
- Naproxen (Aleve)
Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc opioid như:
- Oxycodone (OxyContin)
- Oxycodone với acetaminophen (Percocet)
Bác sĩ cũng có thể kê toa một số thuốc tránh thai liều cao hoặc các hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác để giảm nguy cơ tái phát.
U nang buồng trứng xoắn là một tình trạng nguy hiểm.
U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không?
Càng mất nhiều thời gian để xét nghiệm và điều trị, buồng trứng của bạn càng gặp nguy hiểm.
Khi xuất hiện tình trạng xoắn buồng trứng, lưu lượng máu đến buồng trứng (hoặc ống dẫn trứng) sẽ giảm đáng kể, dẫn đến hoạt tử. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ phải loại bỏ buồng trứng và bất kỳ mô bị ảnh hưởng nào khác.
Cách duy nhất để tránh biến chứng này là gọi cấp cứu ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng.
Nếu một buồng trứng bị mất do hoại tử, thụ thai và mang thai vẫn có thể tiến hành. Nhìn trung thì u nang buồng trứng xoắn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Nguồn tham khảo:
What Is Ovarian Torsion? Healthline - trang cung cấp thông tin y tế của Mỹ. Xuất bản ngày 10/11/2017.