Lễ 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ cổ truyền rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm lễ thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng.
Ý nghĩa
Thần Táo quân gồm 3 người, 03 táo ông và 01 táo bà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.
Xem thêm các món ngon ngày Tết: |
* Thử làm bánh chưng gấc cho Tết nào! |
Ngày nay, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo chầu trời.
(Ảnh minh họa: Internet)
Sắm lễ
Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:
- Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu...
- Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.
- Ba cá chép sống.
- Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.
Văn khấn cúng tiễn ông Táo
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con lạy chính phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Tín chủ chúng con là: (thí dụ: Nguyễn Văn T, sinh năm: Canh Tuất (1970), hành canh: 41 tuổi)
Ngụ tại số nhà ........, đường/phố ...., ấp/khu phố ............, xã/phường/thị trấn ......., huyện/quận/thành phố/thị xã ........, tỉnh/ thành phố .........
Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, bách sự hanh thông.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)