Bánh trung thu là đặc trưng của các quốc gia Châu Á, nhưng không phải ở nước nào bánh trung thu cũng giống nhau.
Trung thu là ngày hội lớn trong văn hóa cổ truyền của các quốc gia Châu Á.
Được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch: khoảng thời gian khí hậu mát mẻ, trời trong, trăng sáng nên Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng, Tết hoa đăng (Trung Quốc). Vào ngày này, mọi người thường bày cỗ, thắp đèn lồng và tổ chức các trò vui chơi như hát trống quân, múa lân, treo đèn kéo quân...
Ngoài những hoa quả của tháng 8, Trung thu là dịp duy nhất trong năm người dân được thưởng thức bánh nướng bánh dẻo. Tuy cùng mang một tên gọi nhưng mỗi quốc gia của Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Việt Nam... đều có những biến tấu bánh nướng bánh dẻo riêng để phù hợp với phong vị địa phương mình.
Bánh nướng Trung Quốc vẫn giữ nguyên những nét cổ truyền với vỏ bánh dập hoa văn tinh tế; được trộn từ bột mỳ, trứng, dầu ăn và đường nước
Singapore lại có biến tấu với bánh nướng được làm từ những nguyên liệu ngoại nhập và thời thượng
Bánh dẻo Singapore là một nét biến tấu khác biệt hoàn toàn với bánh dẻo các quốc gia khác khi nhân được làm bằng kem và phải giữ lạnh trước khi ăn.
Bánh trung thu hiện đại với nhân trà xanh, hoa cúc, lựu đỏ... dần được ưa chuộng hơn bánh truyền thống
Bánh trung thu Hongkong có sự sáng tạo riêng khi nhân trứng muối được đổi thành trứng bắc thảo
Những mẫu mã đẹp mắt và size bánh nhỏ được hướng đến đối tượng cư dân thành thị, không sống cùng cha mẹ
Một vài thương hiệu bánh trung thu lâu đời của Đài Loan đã làm dòng sản phẩm giới hạn: bánh trung thu dát vàng
Các hình dáng dễ thương, hoạt hình là phương pháp đơn giản nhất để kéo các bé đến gần hơn với tủ bánh
Hình Kỳ Lân thường được các công ty đặt hàng để mong ước "tiền vào như nước Sông Đà"
Bánh nướng biểu tượng 12 con giáp
Bên cạnh đó, vỏ hộp cũng được các nhà sản xuất dày công thiết kế để dành cho biếu tặng.
Các thương hiệu bánh có một cuộc đua ngầm về bao bì hộp đựng