Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người

Minh Ngọc - Ngày 18/09/2020 09:38 AM (GMT+7)

Vì không biết nên vô tình nhiều người đã nấu chung những nguyên liệu này với thịt lợn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong các món ăn gia đình. Thịt lợn có thể là món chính, có thể là nguyên liệu phụ khi chế biến các món ăn. Tuy nhiên, khi nấu ăn, có rất nhiều thứ không thể nấu hoặc ăn cùng thịt lợn nhưng điều này không phải ai cũng biết. Do đó, chúng ta hãy tham khảo các thông tin dưới đây để tránh cho gia đình mình nhé.

Thịt lợn không nấu cùng ốc

Ốc được rất nhiều người yêu thích vì có độ dai giòn, mùi vị hấp dẫn đặc trưng. Ốc có thể luộc, hấp, xào... món nào cũng đem lại cảm giác ngon miệng. Trong các bữa cơm gia đình, ốc thường xuất hiện trong một số món như chả ốc, ốc nấu chuối đậu, hay ốc xào cùng nhiều nguyên liệu khác... Những món này, rất có thể được nhiều người cho cả thịt lợn vào nấu chung nhưng thực tế, ốc và thịt lợn không nên kết hợp với nhau trong cùng món ăn.

Theo Đông y, thịt lợn và ốc đều tính hàn, nấu chung hoặc ăn chung dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 1

Thịt lợn không ăn cùng lá mơ

Với một số món ăn như lá mơ xào, canh lá mơ... nhiều người hay cho thịt lợn băm vào. Hoặc một số món ăn từ thịt lợn như thịt chua, thịt hun khói, nem chạo... nhiều người có thói quen dùng lá mơ để cuốn ăn cùng. Nhưng lá mơ và thịt lợn không nên ăn hay nấu cùng nhau.

Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Nếu nấu chung sẽ gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 2

Thịt lợn không nấu cùng thịt bò

Trong Đông y, thịt lợn có tính hàn, thịt bò lại có tính ôn nên chúng khắc nhau, không phù hợp để nấu chung. Nếu nấu chung hai loại thịt này với nhau sẽ làm giảm thế mạnh của mỗi loại thịt, khiến giá trị dinh dưỡng của cả hai bị giảm đi nhiều.

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 3

Thịt lợn không nấu chung gừng

Gừng là gia vị quen thuộc cho nhiều món ăn. Thế nhưng không phải món ăn cũng có thể nấu cùng gừng, chẳng hạn như thịt lợn. Nhiều người có thói quen cho gừng vào rang cùng thịt lợn nạc cho thơm cho sản phụ ăn. Tuy nhiên trong Đông y, gừng sống thuộc hỏa còn thịt lợn thuộc thủy, khi kết hợp với nhau sẽ gây ra chứng phong thấp, nổi các nốt đen trên mặt cho người ăn.

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 4

Thịt lợn không nấu cùng đậu tương

Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho vô cùng tốt cho cơ thể, tuy nhiên không nên chế biện đậu tương cùng thịt lợn. Nếu nấu chung, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn nạc. 

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 5

Thịt lợn không nấu cùng thịt chim cút, bồ câu

Cả thịt chim và thịt lợn đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Nhiều người nghĩ rằng cứ bổ dưỡng thì có thể kết hợp nấu cùng nhau, chẳng hạn như cho cả hai vào nấu cháo. Tuy nhiên, thịt lợn và thịt chim không nên nấu chung thành một món. Nguyên nhân vì khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu còn dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.

Thịt lợn không nấu cùng gan dê

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 6

Ít người kết hợp gan dê với thịt lợn nhưng không phải là không có. Nói chung, các loại gan động vật đều tránh kết hợp với thịt lợn, nhất là gan dê. Nguyên nhân vì gan dê có mùi gây, hơi hôi, khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu. Còn theo Đông y nếu ăn gan dê chung với thịt lợn sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây đầy bụng, khó chịu và đau.

Tham khảo thêm cách làm 2 món ngon từ thịt lợn

1.THỊT KHO TRỨNG

Chuẩn bị:

- 300g ba chỉ lợn ngon, 5 quả trứng gà, gừng, rượu nấu ăn, đường phèn, nước tương nhạt, nước tương đen, dầu hào

Cách làm:

- Thịt ba chỉ mua về rửa sạch, thái miếng vừa để kho. 

- Trứng gà luộc chín, bóc vỏ.

- Cho một ít dầu ăn vào nồi, cho thịt ba chỉ vào chiên sơ, cho tứa bớt mỡ thừa. Chiên vàng đều hai mặt.

- Lúc này, thêm 2 muỗng canh nước tương nhạt, 1 muỗng cà phê nước tương đậm, 1 muỗng cà phê dầu hào, vài lát gừng lát, 1 muỗng cà phê đường phèn, 1 bát ăn cơm nước, đậy vung, đun trên lửa lớn và đun trong một giờ. Lưu ý, gia vị có thể điều chỉnh lại theo khẩu vị của gia đình cho vừa miệng. Để ý canh lửa để không bị cháy nồi.

- Sau đó thả trứng vào, nấu thêm nửa giờ nữa ở lửa nhỏ hoặc cho đến khi nước thịt cạn gần hết.

Lúc này thịt kho có màu cánh gián đẹp mắt mà không cần nước hàng.

Thịt, trứng đều mềm, đậm đà rất thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ ăn với cơm.

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 7

2. BA CHỈ KHO DƯA CẢI

Nguyên liệu:

- 300g thịt ba chỉ

- 250g dưa cải chua. 

- Hành khô, nước màu dừa (nước hàng), muối, nước mắm, tiêu, đường. 

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

- Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo, thái miếng. 

- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ.

- Dưa cải chua rửa sơ, vắt nhẹ cho dưa ra bớt nước để khi kho dưa giòn hơn. 

Bước 2: Ướp thịt

- Sau đó ướp thịt ba chỉ với xíu muối, tiêu, nước màu dừa, xíu đường và hành khô băm nhỏ ở trên để khoảng 15-20 phút.

Bước 3: Kho thịt

- Cho thịt đã ướp ở trên vào nồi kho, đảo cho thịt săn lại. Thêm 1 chén nước sôi vào nồi, kho nhỏ lửa khoảng 10 phút. Sau đó cho dưa vào đảo đều, kho thêm khoảng 12-15 phút.

- Tắt bếp, thêm 1/2 thìa nước mắm cho thơm, đảo đều nêm nếm vừa ăn là được. Tuỳ vào bạn muốn ăn thịt mềm hay không thì tăng giảm thời gian kho tuỳ ý nhưng dưa cải nên kho trong thời gian khoảng 15 phút để dưa ngấm gia vị và vẫn giữ được độ giòn. 

Khi nấu thịt lợn, chớ dại chế biến cùng những thứ này kẻo rước bệnh vào người - 8

Món này ăn với cơm trắng thực sự ngon đặc biệt trong những ngày trời mát mẻ như thế này. 

Tưởng bình thường nhưng đậu phụ nấu chung với những thứ này chẳng khác nào hại cơ thể
Không ngờ có nhiều thứ chúng ta thường kết hợp nấu hoặc ăn cùng đậu phụ lại không hề tốt cho sức khỏe.
Minh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm