Rau ngót vẫn ăn hàng ngày nhưng có những tác hại thót tim không ai ngờ tới

Ngày 23/03/2019 12:12 PM (GMT+7)

Rau ngót phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam vì là món canh ngon ngọt, bổ dưỡng. Nhưng thực tế, rau ngót "không lành" với tất cả mọi người.

Rau ngót là một món ăn quen thuộc của hầu hết các gia đình Việt Nam. Đây chẳng những là loại rau chế biến thành món canh ngon ngọt mà còn được đánh giá là bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Theo Đông y, rau ngót tính mát, lạnh, có vị ngọt. Do đó, món ăn này tốt trong việc  thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Rau ngót là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C... Đặc biệt, rau ngót còn rất tốt cho phụ nữ sau sinh, là món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ nhỏ…

Rau ngót vẫn ăn hàng ngày nhưng có những tác hại thót tim không ai ngờ tới - 1

Rau ngót vốn được biết đến là món ăn thông dụng và bổ dưỡng cho sức khỏe của người Việt Nam (Ảnh minh họa)

Mặc dù vậy, rau ngót không lành tất cả mọi người. 3 tác dụng phụ không mong muốn của rau ngót dưới đây là điều mà bạn cần lưu ý tránh để không gặp hậu họa ngoài mong muốn:

Không tốt cho người còi xương, thiếu canxi

Một trong những tác dụng phụ của rau ngót chính là việc cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Trong quá trình tiêu hóa rau ngót sẽ sản sinh ra chất glucocorticoid. Chất này được sản sinh ra quá nhiều có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể. Do đó, nó đặc biệt không tốt với những người còi xương, thiếu canxi.

Gây mất ngủ

Theo nghiên cứu, rau ngót có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém và khó thở. Thống kê tại Đài Loan chỉ ra rằng những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đều gặp phải các triệu chứng tiêu cực như khó ngủ, ăn kém, thỏ khó khăn… Tuy nhiên, chỉ cần dừng uống nước ép rau ngót 1 ngày, những triệu chứng này sẽ biến mất. Ngoài ra, theo tờ Sriana, quá trình đun sôi rau có thể làm các tác dụng phụ trên.

Nghi ngờ rau ngót dễ gây sảy thai

Rau ngót vốn được xem là món ăn giàu dinh dưỡng, bổ ích với mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Rau ngót vẫn ăn hàng ngày nhưng có những tác hại thót tim không ai ngờ tới - 2

Rau ngót được cảnh báo có nguy cơ gây sảy thai cho phụ nữ đang mang bầu (Ảnh minh họa)

Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu kĩ về vấn đề này, tuy nhiên, rau ngót tươi có hàm lượng papaverin cao. Đây là chất gây ra những cơn co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai.

Hiểu về những tác dụng phụ của rau ngót sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mách bạn trong cách chọn rau và chế biến rau ngót đúng cách:

Cách chọn rau ngót sạch

Về màu sắc: Rau ngót sạch và ngon có màu xanh lá mạ. Những cây rau ngót có màu xanh sẫm thường được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

- Rau ngót lá dày, xoắn bất thường hoặc có quá nhiều lá non thì không nên mua. Nên chọn rau ngót lá mỏng nhưng cứng… để ngon hơn và tốt hơn.

- Sau khi nấu chín, rau ngót tươi, sạch thường cho ra màu xanh nhạt và nước trong. Với loại rau có hóa chất nhiều, nước canh sẽ đen ngòm, nhiều nhớt, nổi váng, bọt xung quanh.

Rau ngót vẫn ăn hàng ngày nhưng có những tác hại thót tim không ai ngờ tới - 3

Sau khi nấu chín, rau ngót tươi, sạch thường cho ra màu xanh nhạt và nước trong. (Ảnh minh họa)

Chế biến rau ngót đúng cách

- Rau ngót mua về cần phải rửa sạch bằng nước, qua nhiều lần, sau đó ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút.

- Không nên vò nát lá rau trước khi nấu mà giữ nguyên lá để giữ chất dnh dưỡng.

- Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, bạn nên cho vào một ít muối, sau đó vò sơ và cho vào nấu vừa chín.

Những cách ăn trứng gà nguy hại đến sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người tuyệt đối không nên ăn trứng gà sống, luộc quá lâu, để qua đêm hoặc đã hâm lại…
Minh Khuê (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm