15 năm vợ chồng tôi phụng dưỡng bố chồng, ngày ông mất cả nhà bất ngờ khi luật sư tìm đến

Thảo Nguyên - Ngày 23/03/2024 13:30 PM (GMT+7)

Khi thai kỳ của tôi đang ở tháng thứ 5, một ngày bố chồng đi họp lớp các bạn cũ thì bị cảm nặng.

Bố mẹ chồng tôi đều là công nhân nhà máy cơ khí nông nghiệp với mức lương chỉ bình thường nhưng vẫn cố gắng nuôi 3 con trai nên người. Đến khi họ về hưu thì cũng lo được cho 3 con trai yên bề gia thất.

Chồng tôi là con trưởng trong gia đình nhưng lên thành phố ở trọ từ khi học đại học đến nay. 2 em trai chồng có gia đình riêng và đang sống cùng thành phố với vợ chồng tôi. Ở nhà chỉ có bố mẹ chồng lủi thủi 1 mình, thi thoảng các con cháu mới về tụ tập.

Sau khi mẹ chồng mất, bố anh vẫn sống riêng mà không sống chung với con nào. (Ảnh minh họa)

Sau khi mẹ chồng mất, bố anh vẫn sống riêng mà không sống chung với con nào. (Ảnh minh họa)

Sau khi về hưu, bố mẹ chồng cũng để dành được 1 khoản tiền tiết kiệm cả đời của họ. Họ để 2 tỷ dưỡng già trong ngân hàng và dành số tiền 2 tỷ còn lại mua 1 căn chung cư thành phố và lên đó ở gần các con cháu chứ nhất định không sống chung với con nào.

Vài năm sau đó mẹ chồng tôi qua đời sau 1 vụ tai nạn giao thông và được đền bù khoản tiền lớn 1 tỷ. Số tiền này bố chồng tôi cũng gửi hết ngân hàng và quản lý. Sau khi bà mất, ông vẫn ở trong căn chung cư một mình, dù vợ chồng tôi muốn đón ông ở cùng nhà nhưng ông không nghe.

Tận đến khi ông bị tai biến nhẹ và ngã cầu thang thì mới chịu qua nhà con trai trưởng ở. Sau điều trị khỏi bệnh, chúng tôi vẫn giữ ông ở lại nhà để chăm sóc tuổi già. Khi ấy ông mới chịu ở với con trai, con dâu trưởng.

Ở cùng nhà nhưng tính bố chồng tôi rất thoải mái, không bao giờ can thiệp vào cuộc sống của các con. Ông thường nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa mỗi lúc con cháu bận rộn. Bản thân tôi coi bố chồng như bố đẻ hết lòng kính trọng, chăm sóc. Khi ốm đau, vợ chồng tôi đều thu xếp đưa đi khám và mua đồ ngon cho ông ăn.

Thấm thoắt đã 15 năm bố chồng ở cùng vợ chồng tôi. Hàng tháng chúng tôi chi trả hết tất cả các khoản mà không cần phải nhờ ông hỗ trợ. Bản thân bố chồng không phải chi 1 xu nào.

Chỉ có mấy tháng trước, thấy con dâu trưởng sau sinh con đầu lòng gần chục năm mà chưa thấy có kế hoạch sinh con thứ 2 nên bố chồng sốt ruột giục. Ông bảo nếu có ý định sinh thì nên sinh ngay vì giờ đã lớn tuổi, hơn nữa khoảng cách sinh giữa 2 lần quá cách xa nhau không tốt.

Ông khuyến khích con dâu sinh bé thứ 2 và bảo nếu mang bầu sẽ cho 30 triệu. Lần đầu tiên thấy bố chồng chịu chi tiền và thấy khoảng cách sinh cũng quá thưa nên tôi quyết định bầu bí. Đúng như lời bố chồng hứa, sau khi đi siêu âm lần đầu tiên về, xác định tôi chắc chắn có em bé được ông cho ngay 30 triệu.

Dù là đàn ông lại đã già yếu nhưng thấy con dâu mang bầu lần 2 nặng nề, bố chồng rất tâm lý. Hàng ngày ông thường mua nhiều tôm cá về chế biến món đa dạng cho con dâu ăn. Ông bảo ăn nhiều tôm cá lúc mang thai tốt cho sức khỏe mẹ bầu, lại khiến thai nhi trong bụng cứng cáp hơn. Tôi thật sự rất biết ơn bố chồng vì điều đó.

Khi thai kỳ của tôi đang ở tháng thứ 5, một ngày bố chồng đi họp lớp các bạn cũ thì bị cảm nặng. Vì tuổi cao sức yếu, vài ngày sau thì ông mất. Trước khi mất ông vẫn dặn các con phải yêu thương nhau và không được tranh chấp tài sản. Đám tang của ông do vợ chồng tôi và 2 em chồng đứng ra lo liệu.

Vừa lo tang gia xong thì nhà tôi bất ngờ xuất hiện 1 vị khách lạ. Đó chính là luật sư tìm đến tận nhà vì bố chồng đã trao di chúc của ông cho họ giữ.

Theo những gì trong bản di chúc bố chồng để lại, căn nhà ở quê ông không bán và để đó cho 3 con để thờ cúng bố mẹ và gia tiên. Căn nhà trên thành phố cùng 1 tỷ tiết tiết kiệm ông để lại cho vợ chồng con trai, con dâu trưởng vì bảo bao năm chúng tôi phụng dưỡng ông rất chu đáo. Còn 1 tỷ tiết kiệm với 1 tỷ tiền người ta bồi thường cho mẹ đợt nào, ông chia cho 2 con trai thứ.

Tôi có nên mổ sinh chủ động như lời bố chồng dặn không? (Ảnh minh họa)

Tôi có nên mổ sinh chủ động như lời bố chồng dặn không? (Ảnh minh họa)

Trong di chúc ông cũng dặn dò con dâu trưởng nên xin mổ chủ động lấy thai ra vì lần này mang thai khoảng cách quá xa so với lần trước. Tôi biết, điều này là ông quá lo lắng cho tôi nên mới bảo vậy. Giờ tôi sắp tới có nên mổ lấy thai chủ động không?

Có nên mổ lấy thai chủ động không?

Các trường hợp cần thiết phải mổ lấy thai phải được hội chẩn và chỉ định chặt chẽ. Không nên vì những lý do chủ quan của một cá nhân nào đó mà cố thu xếp để mổ lấy thai chủ động ra khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ để phải chịu những rủi ro không đáng có.

Hậu quả của việc chọn giờ đẹp để sinh đã có những trường hợp sau sinh, trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng, phải điều trị rất khó khăn và tốn kém, đã có một số trường hợp tử vong.

Các thai phụ sắp được làm mẹ cần hiểu biết về việc này để có những quyết định khoa học, hợp lý và phải tự chịu trách nhiệm khi đưa ra hoặc chấp nhận yêu cầu mổ lấy thai chủ động theo giờ. Đừng vì những ý kiến bên ngoài tác động đến cuộc sinh đẻ của chính bản thân mình và vì sự an toàn cho chính đứa trẻ mà mình sắp sinh ra.

Với số ca sinh mổ phát triển lên con số kỷ lục, những tuần cuối thai kỳ cần được xem xét một cách nghiêm túc. Từ đó dẫn đến việc thai kỳ được chia thành những loại riêng biệt.

Sinh sớm từ tuần thứ 37 tuần 0 ngày đến 38 tuần 6 ngày

Đủ tháng: Từ 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần 6 ngày

Thai vượt tháng từ 41 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày.

Thai già tháng: từ 42 tuần 0 ngày và nhiều hơn.

Thời kỳ mang thai có thể sinh mổ thường từ tuần thứ 38 - 40 nếu không có bất kỳ bất thường về sức khỏe nào ở mẹ và thai nhi, sinh mổ giúp bạn giảm đau nhưng cũng cần phải cực kỳ lưu ý khi chăm sóc.

Việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể được lên kế hoạch từ trước (trường hợp này được gọi là “chọn” mổ) khi các biến chứng khi mang thai trở nên rõ ràng hơn ngay trước khi mẹ chuyển dạ, do mẹ đã từng đẻ mổ hoặc xuất hiện những di chứng bất ngờ trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ buộc phải cho sinh mổ. Đó là lý do bà mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và kiến thức về sinh mổ hoặc có những phát sinh ngoài ý muốn. Bà mẹ cũng nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ Sản khoa có kinh nghiệm từ lúc có thai đến khi chuyển dạ để cho mẹ và bé đều khỏe mạnh.

15 năm vợ chồng tôi phụng dưỡng bố chồng, ngày ông mất cả nhà bất ngờ khi luật sư tìm đến - 3

Chị chồng có con ngoài ý muốn nhờ em dâu nuôi hộ, tôi xét nghiệm ADN thì lộ màn kịch của chồng
Sau 4 năm vẫn chưa 1 lần có bầu nên tôi tưởng bản thân có vấn đề. Đi khám thì bác sĩ nói tôi không bị sao hết.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu