Mãi đến giờ tôi mới nhận ra đã quá vô tâm với vợ rồi. Vợ chịu thương chịu khó vậy mà tôi chưa bao giờ chăm sóc em.
Lấy nhau khi vợ chồng còn rất trẻ, cả hai chỉ mới 25 tuổi nhưng vợ tôi rất trưởng thành. Cô ấy cũng biết vun vén cho gia đình nhỏ và 2 gia đình lớn của mình. Dù sống chung nhà với bố mẹ chồng cổ hủ nhưng chưa một lần vợ tôi hỗn láo, thái độ. Cô ấy luôn chăm chỉ, lo việc nhà cửa bếp núc chu đáo sau mỗi lúc đi làm về nên bố mẹ chồng cũng dần quý mến.
5 năm sau kết hôn, vợ cũng sinh cho tôi một đứa con đầu lòng xinh xắn đáng yêu. Những năm sau, do bố mẹ tôi lần lượt qua đời nên nhà cửa, con cái đều một tay vợ chăm sóc. Quan điểm của tôi việc nhà, nội trợ, con cái là của vợ. Còn tôi là chồng, lo kinh tế gia đình, không phải đụng chân tay vào bất cứ việc gì.
Nếu như lần đầu em bầu bí rất khỏe mạnh, không ốm nghén thì lần 2 em lại rất yếu, gầy rạc cả người. (Ảnh minh họa)
Với quan điểm và cách nghĩ như vậy mà từ ngày cưới đến nay chưa bao giờ tôi nấu cho vợ được bữa cơm. Vợ mà về quê hay đi đâu đó là tôi lôi con ra quán ăn cho nhanh chóng.
Thời gian vừa rồi vợ tôi mang bầu lần 2. Nếu như lần đầu em bầu bí rất khỏe mạnh, không ốm nghén thì lần 2 em lại rất yếu ớt, gầy rạc cả người. Dù ốm nghén nhiều nhưng em vẫn cố đi làm bình thường. Về nhà lại lao vào chăm con lớn rồi mới nghỉ ngơi chứ tôi không giúp được vợ việc nào. Khi ở tuần 32 em vẫn bị nghén rất mệt mỏi.
Hôm đang ở nhà cuối tuần thì em kêu buồn nôn, chóng mặt nên đi khám. Khi ấy em đang bầu 33 tuần. Rất nhanh sau đó em bắt đầu đột ngột lơ mơ, xuất hiện cơn co giật, nói khó khăn. Cũng may hôm ấy em được hàng xóm đưa đến bệnh viện gần nhà cấp cứu rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Kết quả kiểm tra ghi nhận em bị xuất huyết não vùng thái dương phải. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu lấy thai trước để đảm bảo an toàn cho thai nhi khi vợ bầu đang dần hôn mê. Ca phẫu lấy thai thành công, con tôi đã chào đời và chuyển đến viện chuyên khoa điều trị tiếp.
Còn vợ tôi, sau phẫu thuật được chuyển đến khoa đột quỵ điều trị nội khoa tích cực, thở máy, kháng sinh, chống phù não. Sau vài ngày vợ tôi đã tỉnh và dần ổn định, ngưng máy thở được điều trị, chăm sóc tại khoa đột quỵ. Con tôi sau điều trị tích cực đã tỉnh táo, phản xạ có cải thiện.
Sau điều trị vợ con tôi đã được về nhà nhưng sức khỏe sau sinh yếu ớt. Ngay cả khi vậy tôi cũng không nấu nướng gì, tất cả nhờ hết vào bà ngoại lên chăm đỡ. Nhiều lúc bà sai vắt nước cam cho vợ uống tôi mới vắt. Lần đầu tiên trong đời sau bao năm lấy nhau tôi mới tự tay vắt nước cam chăm vợ.
Nhìn tình cảnh gia đình lúc này tôi mới thấy bản thân vô tâm với vợ thế nào. (Ảnh minh họa)
Có những hôm tôi vắt xong bê lên cho vợ thì cô ấy đã ngủ. Nhìn vợ nằm mệt mỏi có lúc cảm giác như lịm dần đi mà tôi thương quá. Sau sinh vợ con đều cần được chăm sóc mà bà ngoại nấu nướng không hợp khẩu vị nên có hôm cầm bát cơm lên bố con tôi không nuốt được. Con nhỏ thì khóc um lên còn vợ thì quá yếu chưa thể làm gì.
Nhìn tình cảnh gia đình lúc này tôi mới thấy bản thân vô tâm với vợ thế nào. Tôi sẽ thay đổi từ hôm nay để vừa làm chỗ dựa vững chắc về kinh tế và tinh thần cho vợ. Giờ tôi phải làm sao để phòng ngừa đột quỵ sau sinh cho vợ đây, không biết khả năng tái phát đột quỵ sau sinh của vợ tôi có cao không?
Khả năng tái phát đột quỵ sau sinh của chị em phụ nữ có cao không?
Khả năng tái phát đột quỵ sau sinh phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào việc họ đã trải qua đột quỵ trước đó hay chưa mà còn liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác. Dưới đây là những điểm quan trọng:
Yếu tố nguy cơ trước đó: Nếu một phụ nữ đã từng trải qua đột quỵ hoặc có những yếu tố nguy cơ khác như kháng photpho lipid cao hoặc tăng huyết áp trước khi mang thai, thì khả năng tái phát đột quỵ có thể cao hơn.
Tiền sản giật: Một nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ mang thai bị tiền sản giật (tiền động mạch nghẽn, hẹp, hoặc bị tắc nghẽn) có nguy cơ bị đột quỵ gấp 9 lần so với phụ nữ không bị tình trạng này khi mang thai. Điều này là do tiền sản vật có thể tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông, gây nguy cơ đột quỵ.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao cho đột quỵ. Phụ nữ sau sinh nên tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá để giảm nguy cơ đột quỵ.
Nhưng quan trọng nhất là sự theo dõi sức khỏe và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Phụ nữ sau khi sinh nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ các lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Tầm soát đột quỵ ở phụ nữ sau sinh là một biện pháp quan trọng để phát hiện và điều trị sớm bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh này. Thời điểm tầm soát thường được đề xuất là 6 tuần sau khi sinh, vì lúc này cơ thể phụ nữ thường đã hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở.