3 năm kết hôn, tôi vẫn lên kế hoạch tránh thai vì chưa muốn có con. Tôi nghĩ đợi đến khi nào có nhà riêng, lúc đó đẻ con thì hợp lý hơn.
Tôi và chồng tôi quen nhau qua lời giới thiệu của bạn thân, chúng tôi bắt đầu hẹn hò từ năm thứ 3 đại học. Chồng tôi là một chàng trai năng động, đẹp trai, còn tôi là một cô gái nhút nhát. Nhưng chồng tôi rất thích tôi, anh ấy nói chúng tôi là cặp đôi bù trừ tính cách cho nhau. Sau khi yêu anh ấy, tôi dần trở nên cởi mở hơn, ngay cả bạn học cũng nói tôi trở nên xinh đẹp hơn.
Chồng tôi là người thành phố, bố mẹ chồng đều làm kinh doanh, còn nhà tôi ở nông thôn. Dù tôi đã cố gắng thi đỗ vào đại học, nhưng khoảng cách giữa hai gia đình vẫn hiện rõ. Thời gian khi yêu chồng, tôi cũng bị những chuyện này làm phiền lòng. Chồng tôi nhận ra vấn đề, anh ấy nhẹ nhàng an ủi tôi, nói rằng có anh ấy ở đây, mọi thứ sẽ ổn thỏa.
Khi chúng tôi có công việc ổn định, anh dẫn tôi về ra mắt bố mẹ chồng. Sự lo lắng của tôi trở thành hiện thực, mẹ chồng rất không hài lòng về nàng dâu tương lai. Bữa cơm gặp mặt lần đầu vì thể mà cũng không mấy vui vẻ. Sau nửa năm tiếp xúc, tôi nhận ra mẹ chồng là người thẳng thắn, nói chuyện rất dứt khoát. Cuối cùng, bà bị chồng tôi thuyết phục. Bà nói nếu chúng tôi thật sự muốn kết hôn thì bà không phản đối, nhưng chỉ có thể làm đám cưới đơn giản.
Ngày đầu gặp mặt, mẹ chồng không có ấn tượng nhiều về tôi. (Ảnh minh họa)
Thấy mẹ chồng có vẻ nhượng bộ, tôi mừng rỡ vô cùng. Từ nhỏ tôi đã quen sống trong cảnh khó khăn, tiền bạc với tôi không quan trọng, chỉ cần được ở bên chồng là đủ. Chúng tôi sửa sang lại phòng của chồng để làm phòng cưới, đám cưới tổ chức đơn giản nhưng không ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng tôi. Sau khi cưới, chồng rất chăm sóc vợ, sợ tôi chưa quen với nhà mới nên ngày nào cũng về đúng giờ.
Chồng tôi có một em gái nhỏ hơn anh ấy 3 tuổi, đang học đại học ở nơi khác. Thường ngày trong nhà chỉ có bố mẹ chồng và chúng tôi. Bố mẹ chồng bận rộn kinh doanh, tôi chủ động làm hầu hết công việc nhà, sau giờ làm đi chợ nấu ăn. Mẹ chồng chưa bao giờ khen món tôi nấu ngon, cũng không chê dở, chỉ giữ thái độ thờ ơ. Điều này làm tôi rất lo lắng, sợ mình làm gì không đúng, khiến bà không vui. Chồng an ủi, nói mẹ chồng là người như vậy, đừng để ý.
Tôi càng muốn thể hiện tốt thì càng dễ mắc lỗi. Mẹ chồng rất thích trẻ con, trước đây bà từng nói với tôi điều đó, nên bà mới sinh 2 người con. Nhưng ba năm kết hôn, tôi vẫn lên kế hoạch tránh thai vì chưa muốn có con. Tôi nghĩ đợi đến khi nào có nhà riêng, lúc đó đẻ con thì hợp lý hơn.
Tuy nhiên điều này làm tôi rất bất an, sợ mẹ chồng một ngày phát hiện ra sẽ nổi giận vì bà rất mong có cháu. May mà mẹ chồng bận rộn công việc, không để ý nhiều đến chuyện này, đôi khi chỉ liếc nhìn bụng tôi vài lần nhưng không nói gì.
Khi em gái chồng nghỉ đông về nhà, sáng sớm tôi đi chợ mua rất nhiều món cô ấy thích. So với sự lạnh lùng của mẹ chồng, em gái chồng rất cởi mở như anh trai, đến sinh nhật tôi còn gửi hoa chúc mừng, điều này làm tôi rất cảm động, cảm thấy em chồng là người tốt nhất với tôi trong nhà, ngoài chồng ra. Vì vậy khi cô ấy về, tôi nhất định phải tiếp đãi chu đáo.
Tôi xách hai túi rau to, vừa đến cửa cầu thang thì nghe thấy tiếng nói chuyện giữa em gái chồng và mẹ chồng. Em gái chồng hỏi: “Mẹ, chị dâu có bầu chưa?”.
- “Không biết, mẹ không hỏi, chắc là chưa!”. Mẹ chồng vẫn trả lời với giọng điệu bình thản như mọi khi.
- “Anh chị kết hôn ba năm rồi, mẹ không sốt ruột muốn bế cháu sao?”. Em gái chồng đùa với mẹ chồng.
- “Một lát con đừng hỏi chị dâu chuyện này, chuyện của anh chị để anh chị tự sắp xếp. Chị dâu con là đứa con ngoan, ít nói nhưng làm nhiều, mẹ đều để mắt đến. Tính nó hơi nhút nhát, lúc cưới mẹ không đồng ý, chắc đã làm nó tổn thương nhiều, mẹ muốn năm tới khi đủ tiền, sẽ mua cho hai đứa một căn nhà, coi như bù đắp, chắc lúc đó tâm lý nó thoải mái hơn thì mới dễ có bầu được".
Câu nói của mẹ chồng khiến tôi cảm thấy có lỗi. (Ảnh minh họa)
Nghe những lời này của mẹ chồng, tôi rơi nước mắt như mưa. 3 năm qua, tôi luôn nghĩ bà vẫn không thích tôi, thậm chí lo lắng chuyện chưa có bầu. Hóa ra trong lòng bà, bà đã bỏ qua thành kiến, coi tôi như người trong nhà, chỉ là bà và tôi đều không giỏi thể hiện tình cảm, tôi đã quá suy nghĩ nhiều.
Tôi lau khô nước mắt, bình tĩnh lại rồi bước lên cầu thang với bước chân nhẹ nhàng. Từ nay về sau, tôi không cần phải mang theo áp lực tư tưởng nữa, tôi sẽ lên kế hoạch để sinh con sớm trong năm nay, hiếu thảo với bà, để bà sớm được bế cháu.
Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: hongnhung…@gmail.com
Những điều cần chuẩn bị trước khi lên kế hoạch mang thai?
Chuẩn bị trước khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và em bé. Dưới đây là một số điều cần chuẩn bị để quá trình mang thai diễn ra dễ dàng hơn:
Kiểm tra sức khỏe toàn diện
- Khám sức khỏe tổng quát: Hãy kiểm tra sức khỏe toàn diện, bao gồm cả xét nghiệm máu, nước tiểu, và các xét nghiệm cần thiết khác để phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Khám phụ khoa: Đảm bảo rằng không có các vấn đề về phụ khoa như viêm nhiễm, u xơ tử cung, hay các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
- Giảm căng thẳng: Hãy tập luyện các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoặc các hoạt động thư giãn để duy trì tâm trạng tích cực.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian hồi phục và chuẩn bị cho việc mang thai.
Chế độ dinh dưỡng và bổ sung vitamin
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc, cá, trứng, và các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung axit folic: Uống bổ sung axit folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
- Uống nhiều nước: Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Thay đổi lối sống
- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì chế độ tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, hoặc yoga để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chuẩn bị cho quá trình mang thai.
- Tránh các chất kích thích: Tránh hút thuốc, uống rượu, và hạn chế caffein. Những chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe của thai nhi.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, hãy cố gắng đạt được cân nặng lý tưởng trước khi mang thai.
Kiểm tra và tiêm phòng
- Kiểm tra các bệnh lây truyền: Kiểm tra và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu có.
- Tiêm phòng: Đảm bảo bạn đã tiêm đủ các loại vắc-xin cần thiết như vắc-xin cúm, rubella, và viêm gan B.
Thảo luận với bác sĩ
- Kế hoạch mang thai: Thảo luận với bác sĩ về kế hoạch mang thai và các bước cần thiết để chuẩn bị.
- Thuốc và các chất bổ sung: Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc và chất bổ sung bạn đang sử dụng, để đảm bảo an toàn cho việc mang thai.
Đừng quên rằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mang thai không chỉ giúp tăng cơ hội thụ thai mà còn đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé.