Khi anh ốm đau bệnh tật, lúc mệt mỏi tôi cũng hay cáu gắt, mặt nặng mặt nhẹ, giờ nghĩ lại mà áy náy quá.
Chồng tôi là kỹ sư xây dựng, sau khi ra trường anh đi làm cho một công ty của Nhật. Công việc áp lực nhưng bù lại lương rất cao và anh yêu công việc của mình. Chính vì thế sau đám cưới, vợ chồng tôi có cuộc sống rất thoải mái. Cả hai cũng nhanh chóng mua được nhà dù còn phải vay nợ ngân hàng khá nhiều.
Vì phải trả tiền nhà mỗi tháng nên chồng tôi nhận làm thêm nhiều dự án khác bên ngoài. Sẵn có vốn tiếng Nhật tốt nên sau 2 năm làm thêm anh đã trả được hết nợ tiền nhà. Vợ chồng sau đó chỉ tập trung vào “đúc con” vì cưới nhau hơn 3 năm mà không có tin vui.
Có lúc anh ân hận vì không thể có với tôi 1 đứa con. (Ảnh minh họa)
Lúc này 2 vợ chồng mới đi khám thì phát hiện chồng có vấn đề nên anh rất tích cực chạy chữa. Anh nói với vợ rằng, nếu sau 1-2 năm vẫn không có con tự nhiên được thì 2 vợ chồng sẽ thụ tinh ống nghiệm.
2 vợ chồng tập trung chữa vô sinh được gần năm thì lại phát hiện anh bị ung thư gan. Ban đầu anh giấu không cho vợ biết, hàng ngày cứ cặm cụi làm việc và làm thêm các dự án để cày tiền. Lúc sức khỏe kiệt quệ, anh mới nói cho vợ và cả nhà hay.
Trong khi tôi và người thân trong nhà sợ mất chồng thì những ngày cuối đời anh vẫn lạc quan, còn động viên lại mọi người. Anh bảo vạn sự trên đời đều hữu duyên, hết duyên thì phải chia tay không có gì phải luyến tiếc cả. Anh vẫn cố đi làm và hay đưa tôi đi đó đây chơi những ngày cuối tuần.
Duy trì điều trị được 6 tháng thì anh đột ngột chuyển nặng và trở nên khó tính. Tôi làm gì cũng không vừa ý anh, có lúc cơn đau hành hạ, anh cằn nhằn, nói vợ không ra gì. Có lúc anh ân hận vì không thể có với tôi 1 đứa con. Biết chồng đau mới vậy nên tôi khóc vì thương thì anh lại quát. Nhiều lúc tôi cũng bực mình và mệt mỏi cáu lại chồng.
Lúc lâm chung, chồng vẫn cầm tay tôi dặn:
“Sau khi anh mất, phải để tang ít nhất 1 năm rồi có lấy ai khác thì lấy. Hoặc lúc đó có muốn sinh con thì sinh lấy 1 đứa”.
Tôi cũng chẳng hiểu lời anh dặn lắm chỉ nghĩ đơn thuần là lời dặn dò cuối cùng của anh. Suốt thời gian sau khi chồng mất, tôi chỉ một lòng nhớ thương anh chứ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi bước nữa vì coi như số phận an bài.
Thì ra lúc sắp mất, anh vẫn cố gắng kiếm tiền để cho tôi có cơ hội thực hiện khát khao làm mẹ. (Ảnh minh họa)
Hôm vừa rồi tròn 1 năm ngày mất của anh, tôi và gia đình chồng làm giỗ đầu cho anh tươm tất. Khi cỗ bàn xong xuôi, mẹ chồng mới đưa ra một cuốn sổ tiết kiệm trao lại cho con dâu bảo:
“Trước khi thằng Lâm rời khỏi thế giới này, nó vẫn lo cho con lắm. Nó cố làm cho con 1 sổ tiết kiệm 1 tỷ ở ngân hàng hạn mức 1 năm để có lãi cao. Nó nhờ mẹ cầm giờ đưa lại cho con để con có thể đi xin tinh trùng người khác mà thụ tinh ống nghiệm và có 1 mụn con về già có chỗ nương tựa”.
Cầm quà tặng chồng quá cố để lại cho mà tôi khóc nghẹn. Thì ra lúc sắp mất, anh vẫn cố gắng kiếm tiền để cho tôi có cơ hội thực hiện khát khao làm mẹ. Nhất định tôi sẽ làm theo những gì anh mong muốn đi xin tinh trùng để làm mẹ. Không biết thủ tục và quy trình xin tinh trùng hiện nay để làm mẹ đơn thân như thế nào các mẹ nhỉ?
Thủ tục xin tinh trùng và quy trình xin tinh trùng được thực hiện thế nào?
Pháp luật Việt Nam cho phép phụ nữ độc thân có thể sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Chị em có hoàn cảnh đặc biệt có thể xin tinh trùng làm mẹ đơn thân nhờ thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF) để sinh con.
Họ được sử dụng tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng kết hợp với trứng của chính mình để mang thai, sinh con. Phụ nữ cần có chứng nhận độc thân, tìm người tình nguyện hiến tinh trùng (thường là người thân, bạn bè) để hoán đổi vào ngân hàng tinh trùng. Sau đó, tinh trùng hoán đổi sẽ được lọc rửa, bơm vào tử cung người phụ nữ (IUI) để thụ thai.
Hoặc tinh trùng được thụ tinh với trứng trong ống nghiệm nhờ kỹ thuật ICSI để tạo thành phôi. Phôi thai được nuôi lên phôi nang bằng hệ thống nuôi cấy phôi hiện đại, những phôi chất lượng tốt nhất sẽ được chọn lựa để chuyển vào buồng tử cung người phụ nữ qua kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (IVF) để sinh con.