Cũng vì sống với nhà chồng quá căng thẳng, mệt mỏi nên cưới gần 2 năm tôi mới mang bầu. Thế nhưng chẳng ai hiểu điều đó còn ra vào bóng gió, mỉa mai tôi không biết đẻ, thậm chí dọa đuổi tôi về nhà ngoại.
Tôi nhịn nhục nhà chồng suốt mấy năm là quá sức lắm rồi, hôm nay quyết định cho họ sáng mắt ra. Toàn những người làm thì lười, việc gì cũng đổ hết lên đầu con dâu. Nghĩ mà ức không chịu nổi.
Hơn 2 năm về làm dâu, tôi đã bị cả nhà chồng bắt bẻ đủ đường. Việc từ bé đến lớn như giặt đồ, rửa bát lau nhà, cơm nước đều đến tay tôi làm hết. Chẳng biết trước đây thế nào nhưng từ ngày có chị dâu, 2 cô em chồng lười hẳn cái gì cũng sai. Ăn xong vội vàng quăng đũa xuống mâm rồi lên phòng nằm, đứa nghe nhạc, đứa chơi game, thi thoảng lại cười phá lên mặc tôi một mình còng lưng dọn.
Hơn 2 năm về làm dâu, tôi đã bị cả nhà chồng bắt bẻ đủ đường. (Ảnh minh họa)
Cũng vì sống với nhà chồng quá căng thẳng, mệt mỏi nên cưới gần 2 năm tôi mới mang bầu. Thế nhưng chẳng ai hiểu điều đó còn ra vào bóng gió, mỉa mai tôi vô sinh không biết đẻ, thậm chí dọa đuổi tôi về nơi sản xuất. Tới khi tôi có bầu, họ cũng không thương, không đỡ đần công việc. Ngược lại từ mẹ chồng tới em chồng thi nhau đè đầu, sai việc con dâu như giúp việc.
Suốt thời gian mang thai, bụng to vượt mặt sắp đến ngày đẻ mà tôi vẫn phải lọ mọ dọn dẹp rửa bát với lau nhà. Đến bố chồng còn thấy không ổn phải bảo con gái:
“Ơ, chúng mày ăn xong không dọn đỡ chị dâu à? Con gái con đứa lười thế, sau ai dám lấy”.
Cô em nghe vậy liền bảo:
“Bọn con đang giữ dáng ăn ít nên làm ít, chị dâu ăn nhiều thì dọn đi.”
Mẹ chồng cũng hùa theo:
“Phận làm dâu không làm mấy việc đó thì còn làm gì?”.
Vậy là tôi làm việc nhà đến lúc đi đẻ luôn. Khổ nhất là sinh mổ được nửa tháng mẹ chồng tôi đã vào tận phòng con dâu giục:
“Gớm đẻ cả nửa tháng rồi, còn phải kiêng cữ gì nữa. Đưa thằng bé cho mẹ bế, con ra mà cơm nước, dọn nhà đi. Mấy nay nhà không có người quét, bừa bẩn lắm”.
Hôm ấy, nấu cơm xong, tôi mệt quá về phòng nằm với con. Mấy mẹ con nhà chồng ngồi tán chuyện chẳng thấy ai ra dọn cơm giúp. Thế mà chồng tôi còn quát vợ:
Nấu nướng xong chưa còn không dọn ra ăn đi, để bố mẹ chờ thế?”.
Nghe chồng nói, tôi tủi thân chảy nước mắt nhưng vẫn nhẹ nhàng đáp:
“Hình như em bị sốt rồi, người mệt lắm. Anh nhờ mẹ hoặc các cô dọn mâm. Em mệt, nằm nghỉ lúc”.
Vậy mà cả chồng lẫn nhà chồng lập tức ùa vào mắng tôi:
“Ốm gì. Làm gì mà ốm. Trốn việc thì có”.
Tôi làm việc nhà đến lúc đi đẻ. Sinh xong vẫn chẳng được nghỉ ngơi. (Ảnh minh họa)
Ức quá, tôi đặt con xuống xe rồi ra sắp mâm. Có điều tôi để nguyên một mâm bát đĩa xếp chồng lên nhau rõ nặng rồi thả luôn xuống nền. Nghe tiếng loảng xoảng cả nhà lao vào xem. Mẹ chồng tôi nghiến răng nghiến lợi:
“Vỡ hết rồi, chị làm ăn thế à?”.
Tôi giả vờ nước mắt ngắn dài:
“Ôi, con mệt quá, người bủn rủn đi không vững, chân tay mỏi rời nên không bê được mâm. Thôi hôm nay cả nhà mình nhịn nhé, hai cô dọn giúp mảnh sành cho chị. Con sốt rồi về giường nằm đây ạ”.
Nói xong tôi về phòng với con, đóng cửa ngủ một mạch. Nhà chồng ai cũng giận lắm nhưng tôi mặc kệ. Từ giờ tôi sẽ sống cho bản thân, kiêng cữ đủ ngày đủ tháng để sau về già đỡ khổ. Mà sau khi đẻ mổ không biết cần phải lưu ý những gì, ai có kinh nghiệm hướng dẫn tôi với!
Những lưu ý cho sản phụ sau đẻ mổ, giúp quá trình kiêng cữ dễ dàng hơn
Quá trình kiêng cữ của mẹ bỉm sữa sau sinh mổ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu sản phụ nắm rõ một vài lưu ý sau:
– Nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa vào khẩu phần ăn, thúc đẩy quá trình cơ thể phục hồi, kích thích tử cung co bóp, rút ngăn quá trình đẩy sản dịch, tăng tiết sữa,… Một số thực phẩm mẹ bỉm sữa có thể dùng: Cá chép, đường đỏ, trái cây, trứng gà,…
– Nên tránh những thực phẩm có tính hàn, thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình sẹo đẻ mổ lành hay thực phẩm dễ gây dị ứng,…
– Ngủ nghỉ đầy đủ, đủ 8 đến 9 tiếng một ngày. Tuy nhiên, các mẹ không nên ngủ quá nhiều, tránh việc khí huyết khó lưu thông, tuần hoàn kém, tử cung khó có thể co hồi nhanh chóng và đẩy hết sản dịch ra ngoài.
– Theo dõi tình trạng tiểu tiện, đại tiện để phát hiện sớm những bất thường ở sản phụ.
– Chú ý những triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng ở sản phụ sau sinh như sốt, ra sản dịch nhiều, nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản.
– Chú ý theo dõi vết rạch đẻ mổ, thường xuyên vệ sinh và kiểm tra vết mổ định kỳ để đảm bảo an toàn.