Vợ mới cưới nằng nặc đòi mua nhà ở riêng nhưng lúc mẹ chồng mất lại gào lên: Con nên nhận mẹ sớm hơn!

Thảo Nguyên - Ngày 24/03/2024 11:11 AM (GMT+7)

Suốt từ nhỏ, cô ấy lớn lên trong trại trẻ mồ côi vì bị mẹ bỏ rơi. Biết chỉ còn 1 thân một mình trên đời nên cô ấy luôn cố gắng vươn lên học tập và đi làm.

Năm tôi lên 8 tuổi mẹ đẻ mất vì tai nạn. Một mình bố nuôi tôi khôn lớn đến năm tôi 13 tuổi thì ông đi bước nữa với một phụ nữ khác. Dù là mẹ kế nhưng bà hiền lành và thương con chồng lắm. Bà chăm sóc cho tôi chẳng khác con đẻ. Vì thế tôi thường gọi bà là mẹ hai.

Bao năm sống cùng với bố con tôi mà mẹ hai chẳng sinh thêm em bé nữa. Nhiều lần tôi thấy hàng xóm hỏi bà sao không đẻ thêm 1 con riêng của mình cho về già có chỗ dựa bà đều bảo:

“Thằng Phúc đã mất mẹ thiệt thòi rồi nên tôi sẽ bù đắp cho nó. Tuy không có máu mủ ruột thịt nhưng cứ coi nó hệt như con mình tôi tin sau này cháu cũng thương mình thôi”.

Mấy tháng đầu làm dâu, tôi thấy vợ quý mẹ chồng lắm. Hai người lúc nào cũng ríu rít a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/tam-su-p1638c3.htmltâm sự/a, làm lụng mọi việc cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Mấy tháng đầu làm dâu, tôi thấy vợ quý mẹ chồng lắm. Hai người lúc nào cũng ríu rít tâm sự, làm lụng mọi việc cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Khi tôi 22 tuổi vừa mới học xong Đại học thì bố đẻ mất. Từ đó chỉ còn tôi và mẹ hai sống cùng nhau. Lúc tôi lớn lên, yêu và lấy vợ tôi bây giờ, bà rất ủng hộ mối quan hệ của 2 đứa.

Xin kể một chút về hoàn cảnh của vợ tôi. Bản thân cô ấy cũng không biết bố mình là ai. Suốt từ nhỏ, cô ấy lớn lên trong trại trẻ mồ côi vì bị mẹ bỏ rơi. Biết chỉ còn 1 thân một mình trên đời nên cô ấy luôn cố gắng vươn lên học tập và đi làm.

Biết con dâu có hoàn cảnh như vậy, mẹ tôi chẳng chê bai. Ngược lại bà thương vợ tôi nhiều hơn, luôn nhắc con trai phải yêu thương, không được làm gì cho vợ buồn.

Mấy tháng đầu làm dâu, tôi thấy vợ quý mẹ chồng lắm. Hai người lúc nào cũng ríu rít tâm sự, làm lụng mọi việc cùng nhau. Cô ấy còn bảo sẽ cùng tôi chăm sóc bà đến hết đời. Nhưng sau đó, chẳng hiểu giữa 2 người xảy ra chuyện gì mà thái độ của vợ ngày càng khác hẳn với mẹ. Cô ấy xa lánh, tránh mặt, không gần gũi với bà như trước.

Đỉnh điểm là 5 tháng sau cưới vợ đòi nằng nặc mua nhà riêng để ra ngoài ở. Chiều ý vợ, tôi cũng mua 1 căn chung cư ở cách đó 3km ở riêng. Điều đặc biệt là mẹ hai không hề trách cứ chuyện này, còn phụ tiền cho 2 con mua nhà và vẫn quý con dâu ra mặt.

Từ khi mua nhà riêng, cuối tuần vợ mới chịu về thăm mẹ và ăn bữa cơm chung với bà. Nhưng kể từ khi cô ấy mang bầu, cô ấy lấy lý do ốm nghén để không sang bên đó. Mẹ hai lại lóc cóc đạp xe sang nhà thăm con dâu và cháu ngoại. Bà còn mua nhiều món con dâu thích ăn nhưng cô ấy vẫn lạnh tanh với bà. Điều này khiến tôi nhiều khi rất không vừa ý, góp ý với vợ.

Nhưng mẹ tôi lại bênh bảo con dâu đang bầu nên nội tiết tố thay đổi khiến tâm tính thất thường. Bà nói không buồn, rồi đến lúc sinh xong tính cách vợ tôi lại ổn định. Tôi còn tin lời bà nói là thật.

Tới vừa rồi khi đang chở vợ bầu 5 tháng đi làm, tôi nhận được điện thoại của hàng xóm. Họ báo mẹ tôi bị đột quỵ, vừa phải đưa vào viện cấp cứu, tôi đến viện ngay. Đến nơi, mẹ hai đã vội ra đi mà không kịp trăng trối điều gì. Lúc này vợ tôi đứng khóc như mưa rồi gào lên: Giá như con nhận mẹ sớm hơn.

Những ngày sau cô ấy suy sụp đến không thể cùng tôi lo được tang lễ cho mẹ chồng. Tôi còn nghĩ vợ ân hận vì đã đối xử lạnh nhạt với bà và sốc trước cái chết của bà. Rồi những ngày sau khi bà mất, cô ấy lúc nào cũng lên phòng thờ tụng kinh, hồi hướng cho mẹ chồng.

Đến nơi, mẹ hai đã vội ra đi mà không kịp trăng trối điều gì. (Ảnh minh họa)

Đến nơi, mẹ hai đã vội ra đi mà không kịp trăng trối điều gì. (Ảnh minh họa)

Hôm rồi thấy vợ bầu ngồi trước bàn thờ quá lâu nên tôi lên định bảo vợ xuống nghỉ ngơi kẻo ảnh hưởng sức khỏe thì thấy vợ đang quỳ khóc thảm thiết. Cô ấy nói nên nhận mẹ sớm hơn và tha thứ cho bà sớm hơn. Vì sự cố chấp này mà giờ cô ấy đang hối không kịp.

Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên gặng hỏi vợ bằng được. Cô ấy kể, mẹ hai chính là mẹ đẻ của cô ấy. Do sai lầm ngày trẻ mà bà đã bỏ lại cô ấy ở trại trẻ mồ côi. Tận khi về nhà chồng làm dâu, một lần tình cờ thấy tấm ảnh cũ của bà mà cô ấy mới biết là mẹ mình. Cô ấy cũng nói thân phận thật của mình cho bà nghe nhưng nhất định không chịu nhận mẹ. Giờ bà lại ra đi đột ngột như thế.

Những ngày này vợ tôi khóc rất nhiều khiến tôi không sao động viên cô ấy được. Tôi đã bảo vợ chuyện đã qua thì cho qua, bản thân bà chắc có nỗi khổ riêng mới thế. Tôi muốn cô ấy vui vẻ và hạnh phúc như xưa vì biết tâm lý buồn phiền không tốt cho thai kỳ. Không biết tâm lý buồn phiền thì ảnh hưởng tới sức khỏe vợ tôi như thế nào?

Trạng thái tâm lý buồn phiền ảnh hưởng đến mẹ bầu thế nào?

Có nhiều mức độ của tâm lý buồn phiền tiêu cực. Từ những căng thẳng tự nhiên (stress), trạng thái lo âu cho đến các rối loạn lo âu bệnh lý, trầm cảm tự cảm nhận, trầm cảm biểu hiện trên lâm sàng và các bệnh đi kèm lo âu trầm cảm.

Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những căng thẳng, trầm cảm và lo âu trong lúc mang thai sẽ khiến thai nhi rơi vào nguy cơ gặp phải các kết cục xấu.

Thai nhi sẽ nhận các tín hiệu stress từ mẹ

 Trong quá trình thai nhi lớn lên, con liên tục nhận được các tín hiệu từ mẹ. Đó không chỉ là âm thanh nhịp tim của bạn hay bất kỳ bản nhạc nào bạn nghe, mà còn nhận được các tín hiệu hóa học qua nhau thai. Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thai phụ sẽ đưa đến sự gia tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau, các hormone này cũng tăng lên trong máu thai nhi khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự.

Trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên-thượng thận được cho là có vai trò trong việc điều hoà cảm xúc ở người. Tâm lý tiêu cực kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn điều hoà trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Biểu hiện bằng tình trạng tăng cortisol trong máu, dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim. Trong thai kì, bánh nhau cũng sản xuất các chất kích thích hoạt động của trục này. 10-20% cortisol qua nhau thai, nếu cortisol tăng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Mẹ bầu buồn phiền khiến thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng) trong tử cung

Các nghiên cứu còn cho thấy những cảm xúc tiêu cực gây ra tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị giảm. Hậu quả là thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung và nguy cơ mẹ bị tiền sản giật.

Căng thẳng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ

Căng thẳng cũng gây ra những thay đổi về hệ vi sinh vật của cơ thể, trong đó có hệ vi sinh vật âm đạo. Những thai phụ thường xuyên gặp phải căng thẳng có tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm. Phổ vi sinh vật này có khả năng lây truyền dọc cho thai ở thời điểm chuyển dạ.

Vợ mới cưới nằng nặc đòi mua nhà ở riêng nhưng lúc mẹ chồng mất lại gào lên: Con nên nhận mẹ sớm hơn! - 3

Mời mẹ chồng tương lai bữa tối, chẳng ngờ bà gọi 5 con tôm hùm, nhìn hóa đơn tôi ngẩn người
Đúng hôm hẹn, Ninh dẫn tôi đến nhà hàng nọ đúng thời gian. Đến nơi, tôi đã thấy bố mẹ chồng tương lai cùng rất nhiều người thân, họ hàng nhà chồng đã...

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu