Vừa đẻ xong 15 ngày nên nghỉ lễ không về quê nội, chồng quát: Cô không về thì ai vào bếp?

Thảo Nguyên - Ngày 26/12/2023 06:00 AM (GMT+7)

Cứ nghĩ sẽ được thoát Tết dương lịch và Tết âm lịch ở quê chồng năm nay mà chồng tôi vẫn bắt về, dù vợ đang ở cữ cũng không tha.

29 tuổi tôi đã có chồng và 2 con. Hiện tôi vừa sinh con thứ 2 mới được gần nửa tháng, còn con gái lớn đang đi mẫu giáo. Từ khi cưới nhau, vợ chồng tôi lên thành phố mua chung cư ổn định cuộc sống. Còn nhà chồng cách đây 70km nhưng vì là con trai lớn trong nhà nên mọi việc ở quê, vợ chồng tôi phải gánh vác hết.

Do mẹ chồng bị đột quỵ nhiều năm nay nên bà chỉ quanh năm suốt tháng ngồi xe lăn, không làm được việc gì. Nhà chỉ có bố chồng già nhưng vẫn vào bếp, làm việc được. Cô em chồng đang là sinh viên năm 2 ít khi về nhà. Mà có về cô ấy cũng lười, chẳng biết làm việc gì, suốt ngày điện thoại.

Do hoàn cảnh nhà mình vậy nên chồng tôi phải lo hết mọi việc ở quê thay bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Do hoàn cảnh nhà mình vậy nên chồng tôi phải lo hết mọi việc ở quê thay bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Chính bởi thế từ ngày về làm dâu, tôi sợ Tết và giỗ chạp nhà chồng. Nhất là vào các dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán nhà nhiều cỗ bàn và nhiều người ra vào. Vì thế tôi phải cắm mặt dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, vào bếp nấu nướng.

Ngay như mỗi dịp Tết dương lịch thôi, biết vợ chồng tôi về là anh em họ hàng, hàng xóm kéo đến làm bữa ăn Tết dương lịch hoặc Tất Niên sớm. Khi ấy mọi người đến đông, nhà tôi phải làm 6-7 mâm. Chồng và bố chồng sẽ giết mổ gà, còn tôi vào bếp nấu cỗ, sửa soạn bày biện. Mất nửa buổi thì 6-7 mâm cỗ cũng xong xuôi.

Tết dương lịch năm nay do mới sinh con thứ 2 chưa được 15 ngày tôi đang hí hửng thoát Tết đằng nội. Nhưng hôm qua vừa đi làm về đến nhà chồng đã bảo:

“Công ty anh thưởng Tết dương lịch rồi, 1-2 ngày nữa em ở nhà vừa chăm con vừa chuẩn bị đồ để mình về quê nhé”.

“Ơ, em còn đang ở cữ thế này, tưởng Tết dương lịch này cả nhà ở lại đây chứ?”.

“Mình được nghỉ tận 3 ngày mà không về với ông bà nội còn ở đây làm gì?”.

“Nhưng đến Tết dương lịch con mới sinh được 15 ngày, em cũng yếu vì là bà đẻ mà đi xe máy đường xa sợ gió máy lắm”.

“Sinh con lần 2 chứ có phải như con so đâu mà kiêng với kỵ, cô định trốn à, cô không về thì ai vào bếp nấu cỗ đây?”.

Nghe chồng nói vậy mà tôi tủi thân và uất nghẹn. Thì ra anh bắt vợ mới sinh về quê Tết dương lịch chỉ để có người nấu nướng, phục vụ ăn uống mấy ngày này. Trong khi tôi mới sinh xong cần phải làm việc nhẹ nhàng, ở trong nhà kín gió.

Về quê lại còn đi bằng xe máy nữa, lồng lộng gió trên đường, trời thì rét căm căm. Bảo anh đi taxi thì anh tiếc tiền bảo tốn cả triệu bạc, để tiền đó về làm cỗ cho mọi người ăn nên không chịu. Đã vậy nấu cỗ xong, tôi còn phải dọn bát đũa giữa trời rét căm căm 10 độ như này.

Mới đẻ, tôi bảo chồng đi taxi thì anh tiếc tiền vì tốn cả triệu bạc, để tiền đó về làm cỗ cho mọi người ăn nên không chịu. (Ảnh minh họa)

Mới đẻ, tôi bảo chồng đi taxi thì anh tiếc tiền vì tốn cả triệu bạc, để tiền đó về làm cỗ cho mọi người ăn nên không chịu. (Ảnh minh họa)

Nghĩ mà chạnh lòng và buồn khủng khiếp. Vợ người ta đẻ được chồng cùng người nhà cơm bưng nước rót đến tận phòng, còn tôi đây chưa hết cữ toàn phải nai lưng phục vụ người khỏe mạnh.

Tôi không muốn về quê chồng Tết dương lịch này nhưng nếu không về vợ chồng lại lục đục mất cả vui, mà về nghĩ đến cảnh đang ở cữ xách đồ đạc và đi quãng đường dài như kia bằng xe máy tôi đã thấy chán nản quá.

Mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy?

Sau khi sinh 1 tháng là đã có thể đi dạo quanh nhà để giải tỏa cảm xúc, xóa đi mệt mỏi cơ thể. Đối với thắc mắc mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy thì lời giải đáp còn phụ thuộc hoàn tình trạng sức khỏe và quá trình cơ thể hồi phục.

Theo các chuyên gia sản khoa, sản phụ sau khi sinh từ 6 đến 8 tuần là đã tương đối hồi phục sức khỏe. Tử cung của mẹ sẽ trở lại kích thước và hình dạng ban đầu. Đối với những mẹ sinh mổ thì quá trình hồi phục này sẽ chậm hơn một chút.

Tóm lại, sau sinh khoảng 6 tuần thì mẹ có thể đi xe máy. Trường hợp mẹ sinh mổ cần đợi ít nhất 2 tháng hoặc chờ đến khi vết thương lành hẳn mới chạy xe.

Nếu mẹ chạy xe sớm hơn thì sẽ dễ gặp phải tình trạng bị sa tử cung. Nguyên nhân là tử cung vẫn chưa co hoàn toàn, còn to và nặng, cơ vùng chậu vẫn còn yếu. Việc mẹ di chuyển bằng xe máy, thường xuyên đi công tác trên đường xấu, đường dài sẽ khiến tử cung bị sa với các dấu hiệu:

- Vùng chậu bị trì trệ, vùng âm hộ bị áp lực.

- Khó khăn trong việc tiểu tiện như tiểu không kiểm soát, bị đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.

- Xuất hiện các cơn đau lưng dữ dội.

- Khi vận động mạnh có thể thấy khối tròn tụt hẳn ra ngoài âm đạo.

- Cảm thấy đau khi gần gũi chồng.

Ngoài ra, một số rủi ro khác mà mẹ có thể đối mặt nếu đi xe máy quá sớm sau khi sinh em bé là:

- Căng thẳng vùng cột sống, đau lưng, nhất là ở các mẹ sinh mổ.

- Căng thẳng đầu óc dẫn đến chóng mặt, đau đầu. Chưa kể, nắng gió, khói bụi trên đường phố là những yếu tố hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh vì sức đề kháng của mẹ còn rất yếu.

- Sau khi sinh, mẹ bỉm có thể bị chóng mặt do mất nhiều máu và thể lực. Khi tự chạy xe hoặc ngồi sau xe máy, mẹ dễ bị ngã hoặc gây tai nạn.

Nghỉ lễ tôi đặt taxi đón mình và nhân tình về quê thì ngỡ ngàng thấy vợ lái xe đi đến
Vừa mở cửa bước vào xe, tôi hoảng hồn nhìn thấy vợ đang ngồi ở ghế lái, bên cạnh là tái xế taxi.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu