Đau bụng kinh: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả

Đau bụng kinh là một cơn đau liên hồi và co thắt ở vùng bụng dưới xuất hiện trước và trong thời kỳ hành kinh. Đa phần chị em đều khó chịu và đau đớn khi xuất hiện đau bụng do hành kinh và muốn tìm cách giảm đau tại nhà nhanh chóng và an toàn.

Tổng quan về bệnh

Theo Cleveland Clinic đau bụng kinh là một thuật ngữ y học sử dụng cho chứng đau bụng khi có kinh nguyệt được gây ra bởi các cơn co thắt tử cung. Đau bụng kinh có 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. 

- Đau bụng kinh nguyên phát: là đau bụng khi hành kinh không có nguyên nhân. Cơn đau bắt đầu từ 1 hoặc 2 ngày trước hoặc khi bắt đầu chảy máu kinh và đau ở bụng dưới, đau lưng hoặc đùi. Cơn đau ở mỗi người khác nhau, có người nhẹ, có người nặng, thường kéo dài từ 12h - 72h và đôi khi kèm theo buồn nôn và nôn, mệt mỏi và có cả tiêu chảy. 

- Đau bụng kinh thứ phát: là cơn đau bụng do rối loạn trong cơ quan sinh sản của phụ nữ có thể là do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc nhiễm trùng... Cơn đau bắt đầu trước kỳ kinh, kéo dài hơn và không kèm theo các biểu hiện buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.

Triệu chứng thường gặp

Theo Ths. BS CKII Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản cơ sở 2, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, các dấu hiệu đau bụng kinh ở mỗi người có sự khác nhau, có người kinh nguyệt kéo dài, có người đau bụng... Nhưng đa số các triệu chứng thường gặp là:

- Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội 

- Thường đau kéo dài khoảng 3 ngày.

- Các cơn đau xuất hiện ở khung chậu hoặc bụng dưới. 

- Đau lan ra lưng và xuống đùi

- Buồn nôn, nôn

- Đi ngoài phân lỏng

- Người mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.

Nguyên nhân

Ths. BS CKII Nguyễn Công Định nói có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau bụng kinh và đó có thể là do:

- Các cơn co thắt tử cung mạnh quá mức để đẩy máu ra ngoài dẫn đến co các mạch máu nuôi tử cung khiến một phần cơ mất thời gian ngắn cung cấp oxy gây ra đau. 

- Vận động quá mạnh trong thời gian hành kinh cũng gây đau bụng. 

- Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước, ăn nhiều đồ ăn lạnh, đồ ăn có tính hàn, không giữ ấm bụng cũng gây nên đau bụng khi hành kinh. 

- Do nội tiết, sự gia tăng bất thường progesterone và gia tăng prostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung gây nên đau bụng khi xuất hiện kinh nguyệt.

- Dị tật tử cung, tử cung phát triển không bình thường cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông máu gây đau bụng kinh. 

- Do di truyền từ mẹ sang con

- Đặt vòng tránh thai. 

- Đau bụng do mắc những bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Đau bụng kinh có nguy hiểm không

Đau bụng kinh không gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bình thường, tâm lý của phụ nữ. 

Ngoài ra, đau bụng kinh cũng là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… nếu không chữa trị kịp thời cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. 

Khi bị đau bụng dữ dội, đau kéo dài vượt quá sức chịu đựng của bản thân hoặc nghi ngờ về các cơn đau chị em cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán nguyên nhân từ đó có cách chữa trị phù hợp. 

Cách điều trị hiệu quả

Làm sao để hết đau bụng kinh nhanh và an toàn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tùy vào nguyên nhân của chứng đau bụng kinh sẽ có những cách chữa phù hợp nhất. 

1. Cách làm giảm đau bụng kinh nguyên phát

Những cơn đau xuất hiện do co bóp tử cung quá mức do nguyên nhân không từ bệnh có thể tự làm giảm đau tại nhà. Cụ thể:

- Giữ ấm cơ thể

Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt và vùng bụng để máu lưu thông dễ dàng, giảm các cơn đau.

- Chườm bụng bằng nước ấm

Dùng nước ấm chườm sẽ thấy hiệu quả giảm đau ngay. 

Chườm ấm bụng có tác dụng tức thì giảm đau bụng kinh

- Vệ sinh sạch sẽ

Trước, trong và sau khi bị hành kinh cần vệ sinh sạch sẽ. Tắm nước ấm để máu lưu thông tốt, các cơn đau sẽ thuyên giảm. 

- Uống thuốc giảm đau

Có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai để chấm dứt cơn đau nhanh. Tuy nhiên, thuốc sẽ có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, chỉ trong trường hợp bắt buộc chị em mới nên sử dụng thuốc. 

- Không vận động mạnh, quá sức

Không làm việc quá sức, nên vận động nhẹ nhàng, giữ cho cơ thể thoải mái, thư giãn. 

Nghỉ ngơi, thư giãn, không vận động quá sức 

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất như trái cây, rau xanh, cá, uống nhiều nước lọc...Các cơn đau bụng kinh sẽ đau từng cơn, vì vậy không nên để bụng quá đói sẽ khiến đau nhiều hơn. 

- Massage

Massage giúp cơ thể thoải mái, thư giãn và giúp cho chứng đau bụng kinh nguyệt giảm nhanh và hiệu quả. 

- Thể dục nhẹ nhàng 

Đi bộ, ngồi thiền hay yoga nhẹ nhàng cũng là một cách giúp giảm đau bụng khi kinh nguyệt hiệu quả. 

- Ăn, uống gì giảm đau bụng kinh?

Khi bị đau bụng chị em có thể ăn chuối, ăn táo, gừng, các loại trái cây, củ quả họ đậu… để giảm đau bụng kinh. 

Uống nước ấm, sử dụng trà gừng, trà thảo dược… để giảm đau bụng khi đến tháng. 

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để giảm và tránh đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt

- Đau bụng kinh không nên ăn gì?

Hạn chế các thực phẩm cay nóng, các thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ. Đồng thời không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…

Hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích khi bị đau bụng đến kỳ

- Chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc đông y

Sử dụng thuốc đông y cũng là cách chữa tốt và có tác dụng lâu dài cho chị em phụ nữ. Tham khảo ngay các bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng đông y do Thạc sĩ, Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung - Chuyên khoa Y học cổ truyền - Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng (Hà Nội) đưa ra.

2. Cách chữa đau bụng kinh thứ phát

Các cơn đau bụng dữ dội, đau kéo dài và liên tục có thể là do bệnh phụ khoa. Đối với những trường hợp này chị em cần lập tức tới cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị.

Bệnh phụ khoa khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY