Hậu Giang có những đặc sản với các chế biến hết sức độc đáo mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Sỏi mầm
Nếu bạn mới chỉ nghe trong truyện dân gian có món “Mầm Đá” thì tại Hậu Giang cũng thực sự có một món độc lạ mang tên “sỏi mầm”. Sỏi mầm Hậu Giang được giới sành ăn đón nhận và đánh giá cao về mùi vị.
Món sỏi mầm bạn đầu cũng khiến người ta tò mò bởi cái tên của nó. Thực tế đó là những viên sỏi tròn nóng hổi được đặt trên đĩa, giữa một chiếc lá rộng, đem ra bàn ăn. Người thưởng thức sẽ dùng thịt heo rừng đã được tẩm ướp sẵn gia vị, phủ lên viên sỏi còn thật nóng cho thịt chín tới. Thịt chín sẽ được cuốn với các loại rau thơm trên đĩa được bày sẵn xung quanh để thưởng thức.
Với món sỏi mầm, du khách sẽ được tự tay nướng thịt mà không sợ bị ám khói. Thịt nướng xong là thưởng thức luôn, vô cùng hấp dẫn.
Bún gỏi dà Hậu Giang
Nghe tên bún gỏi dà (hay bún gỏi già) bạn sẽ không khỏi tò mò với cái tên nghe vô cùng lạ lẫm này, nhìn món này cũng khá giống bún mắm thường gặp ở nhiều địa phương khác.
Thành phần đặc trưng của một tô bún gỏi dà gồm có tép bạc, thịt ba chỉ, bún, giá, tương xay, dừa khô nạo, nước me, mắm nêm, đậu phộng rang, ngò gai, rau và nước dùng. Yếu tố quyết định làm nên sự thành công của món ăn đó là tép và nước dùng. Phải dùng tép đất thì mới có vị ngọt đậm đà. Tép luộc xong lột vỏ lấy phần thịt để nguyên con trông rất đẹp mắt. Nước súp phải được hầm bằng xương heo chung với nước luộc tép, nêm thêm ít đường và ít nước me chua.
Bún gỏi dà chua ngọt có thể ăn kèm cùng với rau muống và bông chuối bào, và không thể thiếu hẹ. Ngoài ra món ăn còn hấp dẫn bởi hương vị tạo nên bởi sự hòa quyện của tương xay, tỏi băm và đậu phộng rang đâm nhuyễn, làm cho món ăn thêm phần đậm đà. Tất cả đã hài hòa với nhau để làm nên một món ăn đặc sắc vô cùng hấp dẫn.
Bánh xèo bông điên điển
Bánh xèo bông điên điển là một món ăn đặc sản của Hậu Giang khiến những ai từng ăn qua món đặc này đều nhớ mãi hương vị đặc trưng nó. Nhân bánh bao gồm giá (có thể thay bằng củ sắn), bông điên điển, thịt heo, tôm. Để bánh xèo bông điên điển ngon thì người chiên bánh phải có kinh nghiệm để chiên sao cho vỏ bánh mỏng mà giòn, không khét.
Vị chua chua ngọt ngọt và bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên.
Đọt choại
Trong danh sách các món ngon Hậu Giang mà du khách nhất định phải nếm thử chắc chắn không thể bỏ qua đọt choại. Đọt choại là loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc rất nhiều ở Hậu Giang và Đồng Tháp Mười. Loại rau này có thể đem luộc hoặc ăn sống (chấm với nước cá kho rất ngon).
Một cách khác là có thể nấu canh chua với cá rô, đem xào thịt bò, v.v… cũng rất ngon miệng. Đọt choại là rau mọc tự nhiên nên là rau sạch và rất được ưa chuộng.
Cá thác lác Hậu Giang
Cá thác lác là một loại cá phổ biến ở lưu vực sông Cửu Long, nhưng chỉ thực sự được nhiều người biết đến khi có sự xuất hiện của cá thác lác cườm (hay có tên gọi khác là thác lác còm, đặc điểm nhận dạng là có chấm tròn như hạt cườm dọc theo vảy bụng).
Một cái tên khác mà người địa phương hay gọi đó là cá Nàng Hai. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ loại cá này, nhưng hai món ăn phổ biến nhất đó là cá thác lác chiên sả ớt và cá thác lác nấu canh. Đẻ làm món cá thác lác chiên sả ớt, cá phải được làm sạch sẽ, khứa theo chiều chéo ngang thân cá, sau đó ướp cá với sả băm nhuyễn, tỏi, muối, tỏi, ớt trong 15 phút. Sau đó đem đi chiên. Chấm kèm với nước mắm ớt cay cay, cá thì giòn dậy lên mùi sả khiến bạn khó cưỡng.
Món cá thác lác nâu canh cũng ngon không kém,cá được nạo thịt vò thành viên, sau đó thả những viên cá đã quết vào nồi, chờ cho đến khi thấy viên cá nổi bồng bềnh trên mặt nước thì cho tiếp khổ qua bào vào. Khi nước sôi tắt lửa, cho thêm hành ngò nêm nếm lại cho vừa ăn. Nồi canh nóng hổi, bắt mắt, ăn viên cá thì dai dai sựt sựt khiến bạn chỉ muốn ăn thêm nữa.