Cây đắng ngắt mọc đầy đường hái làm gỏi lại thành đặc sản, góp mặt trong thực đơn nhà hàng

H.M - Ngày 12/10/2021 14:31 PM (GMT+7)

Không chỉ được chế biến thành món ăn ngon, loại cây này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Sầu đâu hay còn có tên là “sầu đông” hoặc “cây xoan”, là một loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang. Cần phân biệt giữa cây sầu đâu mọc ở miền Tây và cây sầu đâu mọc ở miền Trung, bởi nhiều người có sự nhầm lẫn tưởng chúng là 1. Cây sầu đâu mọc ở miền Trung thường có lá màu xanh, hoa màu trắng tím, tất cả các bộ phận của cây đều có độc tính, đặc biệt là lá và quả. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có lá màu xanh sẫm, vị đắng, tính mát, hoa ít đắng hơn lá và thơm.

Từ tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu về để ăn và bán. Lá sầu đâu chính là nguyên liệu tạo nên món đặc sản nổi tiếng tỉnh An Giang: gỏi sầu đâu.

Cây đắng ngắt mọc đầy đường hái làm gỏi lại thành đặc sản, góp mặt trong thực đơn nhà hàng - 1

Gỏi sầu đâu được biết đến là món rau ngon trong bữa cơm thường ngày của người Campuchia. Món gỏi này được du nhập vào Việt Nam thông qua các gia đình người Khmer sinh sống ven vùng biên giới ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu... Nổi tiếng nhất với món gỏi sầu đâu được nhiều du khách biết đến là tỉnh An Giang. Khách du lịch đến với An Giang nếu có dịp lưu trú ở nhà người dân sẽ được mời dùng thử món gỏi sầu đâu. Thậm chí, nó còn là món ăn xuất hiện trong thực đơn của nhiều quán đặc sản miền Tây.

Món gỏi sầu đâu được chế biến khá nhanh và đơn giản nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Nguyên liệu để làm món gỏi này gồm lá và hoa của cây sầu đâu, thịt ba rọi, khô cá sặc hoặc khô cá lóc, dưa leo, xoài sống, thơm (dứa), nước mắm, me vắt, tỏi, ớt... 

>>> Xem thêm:

Loại cây dại mọc đầy đường tưởng không ăn được, đem nấu canh lại ngon xuất sắc

Loại quả mọc hoang cả nghìn năm nay, chín tự rụng, đi nhặt về bán "hốt bạc"

Thực hư giống dừa sữa chỉ có ở Miền Tây đang được nhiều người săn lùng

Cây đắng ngắt mọc đầy đường hái làm gỏi lại thành đặc sản, góp mặt trong thực đơn nhà hàng - 2

Người ta thường chần sơ lá và hoa sầu đâu với nước sôi cho bớt vị đắng rồi để ráo nước. Khi chần nên cho thêm một ít muối vào để lá được xanh và trông đẹp mắt. Khô cá sặc có thể nướng hoặc chiên, sau đó đem xé nhỏ, không lấy xương. Thịt ba rọi rửa thật sạch rồi đem luộc và thái mỏng vừa ăn. Dưa leo nên gọt vỏ và thái mỏng, thơm cắt hình tam giác nhỏ, xoài sống thì gọt vỏ và thái mỏng. Trộn đều tất cả hỗn hợp trên với nước mắm ớt pha chua ngọt cho vừa khẩu vị. Cuối cùng, rắc thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào đĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn.

Gỏi sầu đâu là món ăn ưa thích của người An Giang. Hương vị của nó vô cùng đặc biệt nhờ các loại nguyên liệu dân dã khác nhau. Đặc biệt là vị tươi mát, nhăn nhẳn đắng của lá và hoa sầu đâu. Người lần đầu ăn có thể không quen nhưng ăn dần lại nghiện bởi vị đắng đặc trưng của sầu đâu.

Cây đắng ngắt mọc đầy đường hái làm gỏi lại thành đặc sản, góp mặt trong thực đơn nhà hàng - 3

Không chỉ làm nên món đặc sản An Giang, sầu đâu còn là một món ăn vị thuốc bổ ích. Các bộ phận trên cây sầu đâu từ vỏ, lá, quả và gỗ đều có chất đắng giúp chữa giun rất tốt. Ngoài ra, từ lâu cây sầu đâu đã được người Ấn Độ sử dụng làm thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa sốt rét và nhiều bệnh khác. Riêng nước sầu đâu dùng uống có thể chữa các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm khớp.  Lá sầu đâu có công dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, cây sầu đâu có thể chữa được 40 loại bệnh khác nhau.

Đến với An Giang, đừng bỏ lỡ món gỏi sầu đâu vừa dân dã, vừa ngon miệng lại vô cùng bổ dưỡng. Đây là một trong những món ăn được nhiều du khách yêu thích và đánh giá là “phải nếm thử” ở An Giang.

Loại cây xưa mọc bờ rào, giờ thành đặc sản hiếm có không phải ai cũng có thể thưởng thức
Mặc dù là cây mọc dại nhưng dây bình bát lại được coi là đặc sản có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.

Đặc sản 4 phương

H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương