Đặc sản chỉ có ở Sơn La, xưa có đầy không ai ăn, giờ nổi tiếng hấp dẫn bao người, càng ăn càng mê

K.T - Ngày 14/11/2022 10:00 AM (GMT+7)

Nếu ngày xưa cháo mắc nhung chỉ dành cho người đồng bào thì nay dần trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhất là khách du lịch.

Sơn La là mảnh đất hùng vĩ với bao địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế ghé tới khám phá. Nơi này còn có nhiều đặc sản nổi tiếng như thịt trâu gác bếp, thịt muối chua, nộm da trâu, pa pỉnh tộp… Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến cháo mắc nhung – đặc sản chỉ vùng đất này mới có và được rất nhiều người ưa thích.

“Ở quê tôi có vô vàn đặc sản thơm ngon khiến khách du lịch chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ cả đời. Và món cháo mắc nhung cũng nằm trong số đó dù dân dã và quen thuộc vô cùng. Nó được chế biến từ quả mắc nhung – loại quả quen thuộc của dân bản”, chị Sìn Thị La (29 tuổi) – người dân tộc tại Sơn La cho biết.

Theo đó, cây mắc nhung là loại cây mọc tự nhiên trên các nương rẫy hoặc vách đá dọc các bìa rừng. Khi quả chín rụng xuống và phát triển thành cây non, mọc thành từng đám, leo quanh các thân cây, hoặc bò lan dưới mặt đất, càng chỗ đất ẩm gốc hoặc thân cây càng to, thì càng sai quả. Trên thân dây leo, những chùm quả mọng như chùm nho, bé bằng hạt đu đủ, ken đặc trong màu lá xanh thẫm.

Khi quả chín rụng xuống và phát triển thành cây non, mọc thành từng đám, leo quanh các thân cây, hoặc bò lan dưới mặt đất, càng chỗ đất ẩm gốc hoặc thân cây càng to, thì càng sai quả.

Khi quả chín rụng xuống và phát triển thành cây non, mọc thành từng đám, leo quanh các thân cây, hoặc bò lan dưới mặt đất, càng chỗ đất ẩm gốc hoặc thân cây càng to, thì càng sai quả.

“Sau mỗi mùa gặt, quả mắc nhung gieo ở trên nương bắt đầu chín người dân nơi đây hái, đem về rửa sạch, sau đó thê gừng, sả trộn cùng với gạo tấm, tưới một chút nước và túm vào lá chuối buộc chặt rồi đem vùi trong tro bếp nóng hoặc đồ xôi.

Còn muốn có một món cháo mắc nhung ngon người ta phải dùng loại gạo tẻ thơm hoặc tấm gạo càng ngon. Sau đó họ dùng thịt xương sườn lợn băm nhỏ đem nấu nhuyễn với cháo tấm.

Khi cháo chín tới thì đem cho quả mắc nhung vào. Sau đó họ cho một ít gừng đập nhỏ, ớt nướng, xả và rồi khuấy đều. Để khoảng vài phút, sau đó bắc ra là có ngay một nồi cháo mắc nhung ngon tuyệt, đặc sánh”, chị Sìn Thị La nói,

Khách du lịch ưa thích món cháo này không chỉ bởi giá trị ẩm thực độc đáo mà còn nhờ bàn tay khéo léo, cẩn thận của người chế biến.

Khách du lịch ưa thích món cháo này không chỉ bởi giá trị ẩm thực độc đáo mà còn nhờ bàn tay khéo léo, cẩn thận của người chế biến.

Mùi cháo thơm nồng hấp dẫn, cùng với vị ngăm ngăm đắng của quả mắc nhung khiến người ăn nao lòng. Món ăn thật sự mang hương vị đặc trưng, riêng có của người dân vùng núi Tây Bắc. “Nếu ngày xưa cháo mắc nhung chỉ dành cho người đồng bào thì nay dần trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhất là khách du lịch. Họ thích món cháo này không chỉ bởi giá trị ẩm thực độc đáo mà còn nhờ bàn tay khéo léo, cẩn thận của người chế biến.

Bạn bè của tôi ở dưới xuôi lên Sơn La chơi đều “yêu cầu” được thưởng thức món cháo này bởi nghe danh đã lâu mà chưa được thưởng thức. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng được thưởng thức đặc sản này, mọi người hãy nên vào mùa gặt để có một bát cháo mắc nhung thơm ngon khó cưỡng”, người phụ nữ dân tộc nói.

Loại cá xưa chẳng ai biết, giờ thành đặc sản nổi tiếng quý hiếm, muốn mua phải xếp hàng chờ đợi, 200.000 đồng/kg
Cá ngạnh thường là cá sống tự nhiên nên được nhiều người nội trợ yêu thích. Hiện tại chúng rất quý hiếm, chị em nội trợ muốn mua phải đặt trước hàng tháng trời với giá 200.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương