Đặc sản chỉ có ở Tây Nguyên mang vị đặc biệt, ai cũng muốn thưởng thức một lần, 300.000/kg

K.T - Ngày 06/02/2022 16:59 PM (GMT+7)

Cũng theo chị Giang Vũ, măng le chỉ có ở Tây Nguyên mới mang hương vị đặc biệt như vậy! Do đó giá của chúng khá cao, dù tươi hay khô.

Tây Nguyên nổi tiếng với nhiều loại đặc sản rau – quả rừng thơm ngon, độc lạ làm nao lòng thực khách trong và ngoài nước. Trong đó chúng ta phải kể đến món măng le rừng – cây cứu đói và làm giàu của người dân tộc Tây Nguyên.

Măng le được lấy từ cây le thuộc họ măng, mọc phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Khi măng vào mùa, người dân bản địa sẽ đi khai thác từng búp măng le về bán cho người dân ở đồng bằng.

Chị Giang Vũ (34 tuổi, Gia Lai) cho biết: “Trong các khu rừng rậm ở Tây Nguyên, người ta khai thác rất nhiều loại măng nhưng ngon nhất vẫn là măng le. Măng le ăn không chát và đắng, rất đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa ngọt.

Măng le ăn không chát và đắng, rất đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa ngọt.

Măng le ăn không chát và đắng, rất đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa ngọt.

Măng le tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân vùng cao nguyên nhưng không thể để lâu được. Vì thế người ta thường thái măng thành từng lát và đem phơi khô. Dù măng khô không ngon bằng măng le tươi song vẫn rất đậm đà, vị ngọt và độ giòn không hề mất đi”.

Cũng theo chị Giang Vũ, măng le chỉ có ở Tây Nguyên mới mang hương vị đặc biệt như vậy! Do đó giá của chúng khá cao, dù tươi hay khô. “Măng le tươi có giá rẻ hơn rất nhiều, tầm 70.000 đồng/kg, còn măng le khô giá khoảng 250.000 – 300.000 đồng/kg. Hiện chúng được bán trên chợ mạng hoặc các trang thương mại điện tử. Đặc biệt giá bán khác nhau nhiều vì thế chị em nội trợ cần tỉnh táo mua đúng măng le Tây Nguyên, tránh hàng giả hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng”, chị Giang Vũ nói.

Măng le khô có giá khá cao song ai cũng muốn thưởng thức một lần.

Măng le khô có giá khá cao song ai cũng muốn thưởng thức một lần.

Từ măng le rừng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon như luộc, xào, nấu canh...

Măng le luộc

Đây là cách chế biến đơn giản nhất của loại đặc sản này. Măng le tươi đem về rửa sạch, xong luộc chín rồi thái ra từng lát nhỏ chấm với nước mắm. Hoặc thêm đậu phộng, gia vị và xào đều với dầu cũng cho ra món măng le trộn với cơm ăn ngon tuyệt.

Măng le nấu chua, kho thịt, hầm xương

Măng le là thực phẩm không thể thiếu trong một số món ăn, nổi tiếng như giò heo ninh măng khô, vịt xào măng tươi, hay bún măng vịt mà người đồng bằng hay ăn. Món măng kho thịt là khổ biến hơn cả, vì măng có tính khử mùi tanh của thịt, nhất là những loại thịt có mùi như thịt vịt, thịt cò.

Măng le nấu thịt nai khô, kèm thêm muối đâm lá bép ớt ăn cùng gạo nương ngon nổi tiếng núi rừng. Bữa cơm ăn toàn đặc sản này thường được người bản địa mời khách quý đến già hay những dịp lễ tết, hội làng.

“Dù là chế biến măng le với bất cứ cách nào đi chăng nữa thì nó vẫn giữ trọn vẹn hương vị của Tây Nguyên đại ngàn. Nếu ai không có cơ hội đặt chân đến vùng đất này thì hãy mua thử một chút măng le về chế biến và cảm nhận. Mình nghĩ các bạn sẽ không bao giờ hối hận khi bỏ ra số tiền đắt đỏ để thưởng thức đặc sản này”, chị Giang Vũ cho hay.

Loại quả có tên vô cùng độc lạ, trở thành đặc sản được chị em nội trợ yêu thích, 350.000/kg
Hiện loại quả này được rao bán trên các trang thương mại điện tử, sạp thực phẩm khô trong chợ, cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh - đồ uống,...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương