Bánh khảo được làm nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán và có ưu điểm để lâu không mốc không thiu. Vì thế, người dân quan niệm nhà nào còn bánh khảo thì vẫn còn Tết.
Bánh khảo là lương khô của người dân tộc Tày, Nùng ở một số tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn... Nó được làm nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán và có ưu điểm để lâu không mốc không thiu. Vì thế, người dân quan niệm nhà nào còn bánh khảo thì vẫn còn Tết.
Bánh khảo làm rất dễ nhưng để có được phong bánh thơm ngon đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, công phu và tinh tế: chọn gạo nếp tròn, mẩy hạt; đường phải là đường phèn làm từ mật mía hoặc đường kính trắng.
Gạo sau khi đãi sạch đem rang đều, đủ độ chín rồi nghiền mịn cho vào thúng có lót giấy bản để ủ. Tiếp đó trộn bột đều với đường kính và tạo nhân bánh: lạc, vừng... rồi tiến hành nén bánh vào khuôn cỡ 40x40cm.
Bánh khảo là lương khô của người dân tộc Tày, Nùng ở một số tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn.
Để chia bánh, dùng dao cắt từng miếng nhỏ như trong khung đã vạch sẵn, mỗi khung có từ 12 - 18 bánh. Việc này phải làm ngay sau khi ép, nếu để lâu bột sẽ khô, khó cắt. Khi khía phải dùng lông gà vẩy bột sống để tránh dính và khi ăn dễ tách hai miếng.
Khi gỡ khỏi khuôn, gói bánh bằng giấy làm vàng mã với các màu xanh, đỏ, tím, vàng. Trên tờ giấy hình vuông, đặt bánh chéo thành 4 hình tam giác, dùng hồ dán dính 4 đỉnh lại là được. Bánh khảo sau khi hoàn thiện có hình chữ nhật, vị thơm của bột nếp, bùi của lạc vừng, ngọt thanh của đường.
Để chia bánh, dùng dao cắt từng miếng nhỏ như trong khung đã vạch sẵn.
Bánh khảo vốn có ý nghĩa giúp đầu năm mới trở nên thân tình, ấm cúng khi vừa ăn miếng bánh khảo vừa nhấp ngụm trà xanh nóng. Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng khấm khả, người ta đã làm bánh quanh năm. Bởi vậy bánh được bày bán quanh năm ở các khu chợ của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang để phục vụ khách du lịch.