Nấm tràm Phú Quốc chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm.
Nấm tràm là loại nấm phân bố ở vùng Đông Bắc châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng có hình dạng khá đa dạng: tai màu tím nhạt, trong và béo múp; khi lớn giống như chiếc ô màu tím; bên trong trắng mịn và vòng đòi rất ngắn, chỉ khoảng một tháng.
Nấm tràm có hai loại: nấm tai nhỏ mọc từ cây tràm nước và nấm tai lớn mọc từ cây tràm bông vàng. Trong đó, nấm tai nhỏ hương vị thơm ngon hơn.
Tại Việt Nam, nấm tràm có nhiều ở các tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Thừa thiên - Huế... Đặc biệt, chúng là đặc sản nổi tiếng của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Nấm tràm Phú Quốc chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Chúng mọc rất nhanh nhưng cũng chóng tàn. Vào mùa thu, khi cơn mưa trút xuống khu rừng tràm cũng là lúc chúng đua nhau mọc lên. Do đó mỗi năm có hai đợt hái nấm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch.
Vì vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn nên chúng ít có mặt trên thị trường như những loại nấm khác. Đặc biệt, đây là loại nấm tự nhiên nên người dân trên đảo Phú Quốc phải đi vào những khu đồng tràm để hái mang về đem chế biến.
Cách chế biến món ăn từ nấm tràm cũng đơn sơ, mộc mạc. Nấm tươi được nấu với hải sản như tôm, cá, mực. Nấm khô xào với bào ngư hoặc hải sâm. Ngoài ra, người ta còn nấu nấm tràm với thịt gà, thịt lợn và trứng. Điển hình như gà giò luộc vừa chín tới, cho nấm tươi mới hái vào. Nồi nước luộc gà sẽ trở thành món súp nấm thơm lừng.
Cách chế biến món ăn từ nấm tràm cũng đơn sơ, mộc mạc.
Sau đó thịt gà được xé nhỏ chấm muối ớt ngon ngọt. Nấm tràm vừa chín ăn giòn, xốp càng nhai càng thấy vị ngăm ngăm đắng. Uống nước súp vị của nấm tràm và gà lúc này mới thấy hết được cái đắng của nấm tràm.
Không chỉ là đặc sản nổi tiếng, theo Đông y, nấm tràm rất tốt vì chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, do vậy nấm tràm còn có tác dụng giã rượu.