Đặc sản nổi tiếng Long An, có hương vị vừa ngon lại vô cùng quyến rũ, 120.000 đồng/kg

K.T - Ngày 12/04/2022 19:00 PM (GMT+7)

Long An nổi tiếng với những gì bình dị và mộc mạc nhất, mang vẻ đẹp của miền sông nước miền Tây. Nơi này có nhiều sản vật thơm ngon làm nao lòng bao người, trong đó có mắm còng Cần Giuộc.

Còng là loài vật thuộc họ cua, thường sống ở các bãi biển, đầm lầy, các bãi bùn lầy thủy triều... Và mắm còng được xem là đặc sản của vùng nước mặn Long An nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hương vị của nó vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà vô cùng quyến rũ. Vì thể nó là món ăn nổi tiếng trong các bữa ăn vữa nhậu của người xứ Cần Giuộc. Thậm chí vào dịp Tết Nguyên đán, nơi đây còn tiêu thụ hàng trăm kg mắm còng.

Không ai biết mắm còng có từ bao giờ, chỉ biết rằng cho đến ngày nay, vẫn còn xã Phước Lại ở Cần Giuộc là nơi chuyên làm mắm còng ở Long An. Theo người làm mắm còng, nghề làm mắm còng đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dù công thức làm mắm còng có nhiều điểm chung nhưng đa phần mỗi gia đình đều có một bí quyết riêng để tạo nên hương vị độc đáo cho món mắm còng của mình.

Còng là loài vật thuộc họ cua, thường sống ở các bãi biển, đầm lầy, các bãi bùn lầy thủy triều...

Còng là loài vật thuộc họ cua, thường sống ở các bãi biển, đầm lầy, các bãi bùn lầy thủy triều...

Nghề làm mắm còng được xem là khá vất vả và để làm ra được món mắm còng thơm ngon thì càng phải bỏ nhiều công phu. Ban đầu, người ta phải đi bắt còng, từ 20h tối đến 3h sáng hôm sau để tìm những con còng tươi ngon. Bởi còng càng tươi thì mắm càng thơm ngon. Sau đó họ rửa sạch còng tươi cho bớt mùi tanh rồi cho vào máy xay nhuyễn với muối và đường rồi đem phơi khoảng 3 – 4 ngày, vắt lấy nước cốt và lại đem phơi nắng đến khi hỗn hợp keo sệt lại.

Trước kia, khi chưa có máy xay, người ta phải cho còng vào giã đều tay cho đến khi nhuyễn. Cách làm mắm còng Cần Giuộc, Long An nghe có vẻ đơn gian nhưng kì thực cần rất nhiều kinh nghiệm.

Ở Cần Giuộc người ta làm mắm còng theo “công thức”: Ban đầu cần lượng gia vị được cho phải phù hợp. Quá nhiều gia vị sẽ át mất mùi thơm tự nhiên của còng.

Hương vị của mắm còng vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà vô cùng quyến rũ.

Hương vị của mắm còng vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà vô cùng quyến rũ.

Tiếp theo là khâu phơi nắng. Người ta thường làm mắm còng vào mùa khô, tức từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây là khoảng thời gian nắng to và rực rỡ nhất trong năm, nghĩa là nắng tốt, phù hợp với phơi còng. Nắng to sẽ giúp món mắm còng keo sệt lại và chất lượng mắm tốt. Nắng yếu sẽ làm mắm còng không được “chín” và nhanh hỏng. Mắm còng được làm và phơi đúng chuẩn thì khi bỏ vào hũ, bịt kín miệng, sau 3 – 4 tháng vẫn giữ được hương vị riêng.

Mắm còng nhìn không đẹp, đôi khi có màu đen sệt như bùn, nhìn không hề bắt mắt, tuy vậy hương vị lại rất độc đáo và thơm ngon. Khi ăn mắm còng, người dân xứ Cần Giuộc thường bỏ thêm đường, ớt, chanh, tỏi và ăn cùng với cà đĩa, dưa leo, thịt luộc, các loại rau luộc.

Hiện nay, ở Long An có hàng trăm hộ gia đình làm mắm còng. Du khách khi đến Long An có thể mua mắm còng với giá từ 100.000đ – 120.000đ/kg.

Hai đặc sản nhìn ghê rợn, không ai dám thử song ăn rất ngon, giá cao ngất 500.000 đồng/kg
Hè về, những loại côn trùng này bắt đầu được săn lùng ráo riết để phục vụ các bữa nhậu.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương