Đặc sản nổi tiếng Tiền Giang, bé tí ti nhưng thưởng thức một lần sẽ "chết mê chết mệt"

K.T - Ngày 30/10/2021 19:00 PM (GMT+7)

Từ con ốc gạo, người dân Tiền Giang có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo.

Tiền Giang nổi tiếng với nhiều đặc sản hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như: ốc gạo Tân Phong, bánh vá (bánh giá), bánh bèo chợ Hàng Bông, chuối quết dừa, chả nướng Chợ Gạo, sam biển Gò Công… Trong đó ốc gạo là món ăn gây ấn tượng nhất.

Theo truyền thuyết, có tên gọi ốc gạo vì dân nghèo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tin rằng được trời đất phù hộ cho thứ ốc ngon. Họ ngược xuôi trên sông nước bắt ốc đổi gạo nuôi con, nuôi thân. Còn theo những lão nông sống lâu năm ở gạo Tân Phong đã trở thành một đặc sản nổi tiếng. Trước đây vốn chỉ được dành cho giới nhà giàu, địa chủ để ăn vào dịp Tết Đoan Ngọ. Lý giải điều này, người xưa cho rằng, dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch là thời điểm ốc gạo phát triển đủ độ trưởng thành, mập nhất, ngon nhất.

Đặc sản nổi tiếng Tiền Giang, bé tí ti nhưng thưởng thức một lần sẽ amp;#34;chết mê chết mệtamp;#34; - 1

Ốc gạo đẻ từ tháng 7 âm lịch năm trước và đến tháng 4-5 âm lịch năm sau là đủ lớn để thu hoạch. Lúc này, ốc gạo mang trứng và phát triển thành ốc con ngay trong cơ thể của chúng. Chúng có một đặc tính di cư kỳ lạ hình thành theo bản năng là vào mùa sinh sinh sản thì vào bờ, đào hang. Ốc con sau khi được sinh ra khoảng một tháng tuổi lại di chuyển ra giữa sông để sống. Khi nước chảy thì ốc gạo vùi mình vào đất, khi nước đứng thì ngoi đầu bò ra kiếm các phiêu sinh vật để ăn.

Con ốc gạo có vỏ trắng xanh, xoáy tròn, phía đuôi ốc có phần chóp nhọn, ốc lớn bằng đầu ngón tay, khi trưởng thành thì bằng hột mít. Những con ốc nhỏ bằng đầu ngón tay út có vỏ ngũ sắc sáng lóng lánh, ánh lên màu trắng pha hồng. Khi nấu chín dưới yếm hiện ra một cục mỡ nhỏ như hạt gạo. Ốc gạo ngon và lành hơn những loài ốc khác ở chỗ không có nhớt. Thịt ốc trắng đục, béo thơm, có vị ngọt, giòn có hương thơm.

Đặc sản nổi tiếng Tiền Giang, bé tí ti nhưng thưởng thức một lần sẽ amp;#34;chết mê chết mệtamp;#34; - 2

Để bắt được ốc gạo, người dân phải ngâm mình dưới nước để mò hoặc đãi ốc, đàn bà và trẻ em thường mò gần mé bờ, đàn ông đãi ốc ở xa hơn. Đãi ốc là dùng một túi bằng lưới để cào ốc lẫn đất bùn ở đáy rồi mang lên để đãi sạch lấy ốc. Ở những vùng nước sâu, người đãi phải nín thở, lặn xuống cào một hơi rồi trồi lên để thở rồi lặn tiếp.

Thông thường, ốc gạo bắt về cho vào rổ, đặt vào thau nước cách đáy thau khoảng vài phân, ngắm chừng từ 5 đến 10 phút xốc rổ một đợt cho ốc nhả sạch cát. Sau đó cho ốc gạo vào nồi với ít nước để ốc không bị cháy, cho lửa lớn rồi luộc, ốc vừa chín thì đổ ra rổ lại. Nước chấm dùng cho món ốc này phải là nước mắm chanh ớt thêm chút gừng thì ăn mới đúng.

Từ con ốc gạo, qua bàn tay khéo léo của nhiều đầu bếp còn chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như ốc gạo xào tỏi ớt, gỏi ốc trộn bưởi và cơm dừa, ốc gạo cháy tỏi, ốc gạo cuốn bánh tráng, ốc gạo luộc lá ổi, ốc gạo chiên bơ, bánh xèo ốc gạo… 

Đặc sản nổi tiếng Tiền Giang, bé tí ti nhưng thưởng thức một lần sẽ amp;#34;chết mê chết mệtamp;#34; - 3

Những năm trước đây, ốc gạo ở cù lao Tân Phong nhiều vô số. Đến mùa, cả làng ra bắt ốc để làm kế sinh nhai. Vài năm trở lại đây, ốc gạo Tân Phong đã giảm đáng kể bởi nhiều lý do như môi trường sống bị thay đổi do nạn hút cát lậu ở sông Tiền; tình trạng khai thác bừa bãi của người dân vì lợi nhuận từ đặc sản này…

Để đặc sản ốc gạo Tân Phong tránh nguy cơ bị khai thác tiệt chủng, ngành chức năng cần có một số phương án để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản quý hiếm này.

Xưa mọc đầy vườn không ai hái, giờ thành đặc sản được ưa chuộng, muốn ăn phải đặt trước
Tại Việt Nam, người ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở dưới các tán lá của vườn cây hoặc men theo bờ ruộng.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương