Khiếp hãi với đặc sản nổi tiếng Thanh Hóa, ai dám ăn một miếng sẽ muốn ăn thêm nhiều lần

K.T - Ngày 20/02/2022 20:00 PM (GMT+7)

Nhệch nhiều thịt, ít xương, nhiều chất đậm... Vì thế ai nghe cũng háo hức muốn thử xem sao. Song thoạt đầu người ta cảm thấy sợ hãi và sau đó ăn một miếng sẽ không thể cưỡng lại, ăn một lại muốn ăn hai.

Vùng đất Nga Sơn (Thanh Hóa) nổi tiếng với đặc sản gỏi cá nhệch làm nao lòng bao thực khách trong và ngoài nước. Bởi nó không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn đặc biệt lôi cuốn bởi vị dai ngọt, mát lạnh và lạ miệng.

Anh Vũ Huy (31 tuổi) – sinh ra và lớn lên tại Nga Sơn cho biết: “Gỏi nhệch được chế biến từ cá nhệch – loài cá xuất hiện nhiều ở vùng miền miền duyên hải, có dáng của con lươn nhưng to và dài hơn. Con lớn tới 8-9 lạng, dài đến 70 phân, da màu sáng xanh đá, đuôi tròn chứ không dẹt như lươn”.

Cá nhệch – loài cá xuất hiện nhiều ở vùng miền miền duyên hải, có dáng của con lươn nhưng to và dài hơn.

Cá nhệch – loài cá xuất hiện nhiều ở vùng miền miền duyên hải, có dáng của con lươn nhưng to và dài hơn.

Nhệch nhiều thịt, ít xương, nhiều chất đậm... Vì thế ai nghe cũng háo hức muốn thử xem sao. Song thoạt đầu người ta cảm thấy sợ hãi và sau đó ăn một miếng sẽ không thể cưỡng lại, ăn một lại muốn ăn hai.

“Để làm món gỏi nhệch, người dân quê mình sẽ đi bắt nhệch rồi đem về làm sách nhớt bằng tro, muối, lá tre, lá lúa hoặc lá nhai... Sau khi cắt tiết, mổ bụng bỏ đầu đuôi, ruột, họ lọc xương và thịt tách riêng. Công đoạn này đòi hỏi người đầu bếp phải tỉ mỉ để thịt cá không bị nát và dính xương dăm.

Phần thịt nhệch sẽ được thái lát mỏng, bóp qua bằng chanh tươi rồi bóp thật chặt cho ráo nước. Xong xuôi, họ bỏ vài bát và tẩm ướp gia vị và trộn với thính làm từ gạo rang. Còn da cá chiên giòn để khi ăn cuộn cùng gỏi, xương giã nhuyển để nấu chẻo”, anh Vũ Huy chỉ từng công đoạn chế biến nhệch.

Phần thịt nhệch sẽ được thái lát mỏng, bóp qua bằng chanh tươi rồi bóp thật chặt cho ráo nước. Xong xuôi, họ bỏ vài bát và tẩm ướp gia vị và trộn với thính làm từ gạo rang.

Phần thịt nhệch sẽ được thái lát mỏng, bóp qua bằng chanh tươi rồi bóp thật chặt cho ráo nước. Xong xuôi, họ bỏ vài bát và tẩm ướp gia vị và trộn với thính làm từ gạo rang.

Sau khi đã chế biến xong thịt – da – xương nhệch, người đầu bếp sẽ tiến hành nấu chẻo nhệch - nước chấm ăn kèm với món gỏi cá nhệch. “Phần xương đã giã nhuyễn ở trên sẽ được đem đi chưng với mẻ chua cùng các loại gia vị thông thường. Chẻo bày ra bát nhỏ sẽ có màu đỏ, đặc sánh và thơm ngào ngạt.

Gỏi cá ăn kèm với nhiều loại rau như lá sung, lá chanh, rau húng, tía tô, bạc hà, rau má và rau diếp cá”, chàng trai trẻ nói.

Chẻo nhệch - phần xương đã giã nhuyễn sẽ được đem đi chưng với mẻ chua cùng các loại gia vị thông thường.

Chẻo nhệch - phần xương đã giã nhuyễn sẽ được đem đi chưng với mẻ chua cùng các loại gia vị thông thường.

Khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người ta sẽ bắt đầu cuốn gỏi để thưởng thức. Họ lấy lá sung làm vỏ đụng rồi xếp lần lượt rau húng, lá chanh, bạc hà, tía tô... cuốn thành hình phẫu và nhồi gỏi nhệch vào giữa và tưới nước chẻo lên trên.

Chỉ cần ăn một miếng gỏi nhệch sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó.

Chỉ cần ăn một miếng gỏi nhệch sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó.

“Chỉ cần ăn một cuốn gỏi nhệch, các bạn sẽ thấy được vị béo bùi, ngọt xen lẫn cái vị dai dai, thơm mát. Đặc biệt bạn ăn bao nhiêu cũng không thấy chán”, Vũ Huy cho hay.

Loại quả xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được người thành phố săn lùng, 160.000 đồng/kg
"Sim rừng tím chín mọng, có thể dùng trực tiếp như các loại quả khác. Ngoài ra, người mua có thể ngâm sim tươi, làm nước ép sim hoặc sim rừng ướp...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương