Đặc sản "độc nhất vô nhị" chỉ có ở Quảng Trị, 350.000 đồng/kg vẫn không có để mua về ăn

K.T - Ngày 19/04/2022 10:37 AM (GMT+7)

Cá mát có thể chế biến thành món nướng, chiên,… nhưng ấn tượng nhất vẫn là cheo cá mát.

Cá mát loài cá quen thuộc với người dân vùng cao ở Quảng Trị. Nhưng hiện rất ít người biết đến bởi chúng chỉ có thể sống ở vùng nước trong hoặc vùng nước có thác tại Hướng Hóa hoặc Đakrong. Hơn nữa, mùa cá mát chỉ kéo dài từ khoảng tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, số lượng cá mát cũng không nhiều và phải thưởng thức lúc cá còn tươi mới nếm thử được trọn vẹn hương vị nên chúng hiếm được bán ra thị trường.

Cá mát loài cá quen thuộc với người dân vùng cao ở Quảng Trị.

Cá mát loài cá quen thuộc với người dân vùng cao ở Quảng Trị.

Anh Xuân Ánh (40 tuổi, Hướng Hóa) cho biết: “Cá mát hiếm bởi cái hương vị của nó nữa: tươi ngon, đậm đà và phảng phất vị của núi rừng. Song để đánh bắt cá mát không phải dễ dàng. Nếu bắt cá chình phải dùng lưỡi câu thì với cá mát lại dùng lưới, loại lưới bén 2,5 phân vì cá mát là loài có kích thước nhỏ, con to nhất cũng chỉ cỡ 3-4 ngón tay.

Và để có thành quả kha khá thì mỗi cuộc săn của người đồng bào thường bắt đầu từ nhập nhoạng chiều hôm trước kéo dài cho đến tờ mờ sáng hôm sau”.

Cá mát có thể chế biến thành món nướng, chiên,… nhưng ấn tượng nhất vẫn là cheo cá mát. “Đồng bào quê tôi có thói ít khi ăn sạch những thứ mình có nên hay để dành đến mùa mưa lạnh mới lấy ra ăn. Vì thế họ đã chế biến cá mát thành cheo cá mát – một thứ nước chấm đặc biệt của vùng cao Quảng Trị”.

Cá mát có thể chế biến thành món nướng, chiên,…

Cá mát có thể chế biến thành món nướng, chiên,…

Cheo cá mát chế biến rất công phu và cầu kỳ. Theo đó, cá mát sau khi bắt từ suối về sẽ được mổ bụng, làm sạch ruột, đánh hết vẩy rồi treo thành từng hàng trên giàn bếp lửa. Sau đó người đồng bào Vân Kiều đợi ngày nắng to sẽ mang cá mát ra phơi đến khi khô quắt lại thì có thể ăn được.

Khi ăn, họ sẽ lấy một ít cá mát khô từ trên dàn bếp, bỏ hết xương, đầu rồi cho vào cối giã cùng muối sống, ớt, tiêu và quả cả nướng. Họ giã cho đến khi thịt cá tơi ra và gia vị quyện vào cá là vừa.

“Cheo cá mát được ăn cùng xôi. Cứ một nắm xôi sẽ chấm với một ít cheo cá mát tạo ra hương vị ngọt của thịt cá, cay của ớt và thơm mùi nếp nương. Nếu ai ghé thăm vùng cao Quảng Trị, được người đồng bào mời món ăn này sẽ phải “mừng cái bụng” vì phải quý lắm họ mới mời ăn”, anh Xuân Ánh nói.

Khi ăn, họ sẽ lấy một ít cá mát khô từ trên dàn bếp, bỏ hết xương, đầu rồi cho vào cối giã cùng muối sống, ớt, tiêu và quả cả nướng.

Khi ăn, họ sẽ lấy một ít cá mát khô từ trên dàn bếp, bỏ hết xương, đầu rồi cho vào cối giã cùng muối sống, ớt, tiêu và quả cả nướng.

Ngoài ra, cá mát còn là món chấm được chọn ăn kèm với nhiều loại đặc sản núi rừng khác như măng luộc chấm cheo cá mát, thịt heo bản nướng chấm cheo cá mát, hay gà bản luộc chấm cheo.

Hiện tại cá mát được người đồng bào rao bán cho các thương lái, chú nhà hàng với giá 350.000 đồng/kg.

Loại quả xưa đầy không ai hái, giờ được nước ngoài bán với giá 1.700.000/kg, công dụng tuyệt vời
Dù ở Việt Nam, thương nhĩ chưa được sử dụng phổ biển song ở Trung Quốc, chúng sau khi gia công có giá rất đắt đỏ, có thể lên tới 500 nhân dân tệ...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương