Xưa người dân Việt thường ít chú ý đến cây chòi mòi thường vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế nhưng ai lớn lên ở vùng quê đều biết đến chúng.
Cây chòi mòi có đặc điểm: thân gỗ nhỏ cao 5-10, nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhắn và màu xám nhạt; lá hình bầu dục hay hình theo hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung; cụm hoa hình chụy gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài, 4-5 nhị có bao phấn hình chữ U. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3-4 đầu chụy; quả tròn, to và hình bầu dục dẹt.
Cây chòi mòi mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam và miền Trung, riêng miền Bắc có nhiều ở khu vực miền núi phía Tây Bắc như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình.
Lá chòi mòi non có vị hơi chát và hơi chua được dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau tập tàng khác.
Loại cây này có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là chùm mòi thường, hay mọc hoang ở các bờ sông, bờ ruộng với lá hình bầu dục, na ná lá ổi nhưng nhỏ hơn; quả nhỏ như hạt tiêu, lúc non thì tròn dẹp, có màu xanh hoặc trắng xanh, khi chín tròn hơn và chuyển dần sang màu tía và đen. Ngoài ra còn có chùm mòi tía, chùm mòi bụi, chùm mòi gân lõm, chùm mòi chua...
Xưa người dân Việt thường ít chú ý đến cây chòi mòi thường vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế nhưng ai lớn lên ở vùng quê đều biết đến chúng. Chị Khánh Vũ (32 tuổi, Hòa Bình) nói: “Tuổi thơ của tôi và rất nhiều người gắn với những quả dại, trong đó có chòi mòi - loại quả chua chua, tròn nung núc trông rất bắt mắt. Tôi nhớ những buổi trưa, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau đi hái lá và quả chùm mồi non chấm muối, ăn vào chua chua mặn mặn - thứ cảm giác mà có lẽ nhiều trẻ em hiện nay không bao giờ có được”.
Theo chị Khánh Vũ, cây chòi mòi mọc hoang dại song tất cả bộ phận đều... sử dụng được. Cụ thể: lá và quả dùng làm rau, đặc biệt quả còn có thể ăn chơi. “Lá chòi mòi non có vị hơi chát và hơi chua được dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau tập tàng khác. Nhưng hiện cây chòi mòi không còn nhiều nên ai muốn ăn phải nhờ người “săn lùng” mới có.
Quả chòi mồi non có vị chua nên được dùng làm rau ghém để tăng khẩu vị cho món rau rừng. Nguyên chùm quả kể cả cuống và quả đều ăn được. Đây là loại rau chua rất hấp dẫn. Đặc biệt, quả chòi mồi già có thể dùng làm nguyên liệu lấy chất chua nấu canh.
Quả chòi mòi khi chín có hạt cứng, phần vỏ quả chuyển thành màu đen, phần thịt quả mọng nước có màu tím. Quả có vị chua ngọt dùng để ăn chơi, rất được trẻ em vùng quê ưa thích”, người phụ nữ 32 tuổi nói.
Quả chòi mòi khi chín có hạt cứng, phần vỏ quả chuyển thành màu đen, phần thịt quả mọng nước có màu tím.
Không chỉ được dùng để ăn vui miệng, trái chùm mồi thường còn được dùng để làm rượu vang, làm mứt và đặc biệt là làm thức uống thảo dược. Ở Thái Lan, phần thịt trái chùm mồi chín được nghiên cứu để chế biến thành bột thảo dược hòa tan giúp chống oxi hóa, cải thiện sức khoẻ.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ lá chòi mòi thường cũng được nghiên cứu và thừa nhận hoạt tính hạ đường huyết, đồng thời, giống như chùm mồi tía, chùm mồi thường cũng được dùng để điều trị đau đầu (dùng lá để đắp), điều hòa kinh nguyệt (dùng thân cây sắc uống); lá chùm mòi non được dùng để ăn sống giúp tăng lượng sữa ở phụ nữ cho con bú hoặc đun sôi rồi lấy nước uống giúp bổ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.